Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Cùng lên Buôn Mê thăm nhà sàn cổ

Cùng đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột để lên tới nơi đây và tìm hiểu nhà sàn cổ với những kiến trúc độc đáo và nền văn hóa lâu đời.

Được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ theo kiến trúc chùa Tháp của phong tục Lào - Thái với 3 gian 3 mái chóp nhọn, ngôi nhà hiện là nơi cư trú của vua săn voi Amakông (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk).

Theo gia phả để lại, nhà được khởi công vào ngày 7/10/1883, hoàn thành vào ngày 19/2/1885.

Để hoàn thành ngôi nhà, gia đình "vua voi" đã khai thác và huy động 18 con voi đực khai thác và kéo gỗ, "thỉnh" 14 người thợ lành nghề do ông Tha Vi Vông Khăm Sao (nghệ nhân điêu khắc gỗ người Lào) chịu trách nhiệm thiết kế và làm thợ cả.

“Vua voi” Amakông cho biết, sau khi hoàn thành, căn nhà có trị giá 12 voi đực có cặp ngà dài.

Ngôi nhà cổ nhất Buôn Đôn.

Điểm đặc biệt nhất của ngôi nhà là mái được lợp bằng gỗ cà chít, một loại gỗ quý hiếm, giúp ngôi nhà giữ ấm vào mùa lạnh và mát vào mùa nóng.

Chiếc mâm đồng 12 cạnh được nhập từ Lào vào năm 1859 dùng cúng tế thần rừng mỗi khi đoàn dũng tượng vào rừng săn bắt voi và trở về.

Du khách chiêm ngưỡng những dụng cụ dùng săn bắt, thuần dưỡng voi rừng của các thế hệ gru (dũng sĩ săn .


Người dịch là Khămg Puôn Keo mi ni - sinh viên Trường Kỹ thuật Hàng không Nha Trang (không ghi ngày tháng dịch). Theo bản dịch thì nhà được thiết kế theo kiến trúc chùa tháp của phong tục Lào-Thái. Điểm đặc biệt của ngôi nhà là được làm hoàn toàn bằng gỗ (kể cả mái, mộng, đinh vít...). Nhà có 3 gian, 3 mái chóp nhọn. Được khởi công vào ngày 7.10.1883, hoàn thành ngày 19.2.1885 và cúng "tân gia" vào ngày 19.3.1885. Để hoàn thành ngôi nhà này cần đến 18 con voi đực được huy động vào việc khai thác và kéo gỗ. 14 thợ mộc lành nghề do ông Tha Vi Vông Khăm Sao (một nghệ nhân điêu khắc gỗ người Lào) chịu trách nhiệm thiết kế và làm thợ cả.

Để lợp mái, người ta phải đẽo 8.726 miếng gỗ cà chít (2 cm x 12 cm x 35 cm) để làm ngói lợp, tốn khoảng 7,5 m3 gỗ. Giá trị của căn nhà tính vào thời điểm đó ngang với 12 con voi "có cặp ngà dài", quy đổi giá trị hiện nay mỗi con voi đực lớn giá khoảng 60-70 triệu đồng (chưa tính giá trị cặp ngà). Riêng cúng "tân gia" đã có 22 con trâu bị mổ thịt. Năm 1929 do nhà chung quanh bị cháy,

căn nhà được chuyển đến cách địa điểm cũ 1.000 mét. Năm 1954, cây me già đổ sập mất một gian nhưng do chiến tranh và nhiều lý do khác mà đến nay không thể khôi phục nguyên trạng. Hiện ngôi nhà vẫn chỉ còn 2 gian do Me Lĩnh (con gái của Ama Kông) trông coi.


Không biết chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là ai nhưng Khunjunob đã mua (bằng voi) lại nhà này từ một bà dì. Khunjunob mất, ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của Ama Kông (cháu ngoại của Khunjunob). Trên vách tường ngôi nhà này có treo nhiều ảnh Ama Kông trong những chuyến săn bắt voi. Ở giữa nhà treo một mâm đồng lớn, chạm trổ rất tinh xảo, đính kèm mảnh giấy: "Kỷ vật còn lại duy nhất của ông tổ săn voi, người đã khai sinh ra nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng ở Bản Đôn. Mâm được dùng để cúng voi nhà trước khi xuất quân đi bắt voi rừng và cúng những chú voi con mới bắt được về (thủ tục nhập Buôn). Mâm được đưa từ Lào qua Việt Nam năm 1959". Bên cạnh mâm đồng là thanh kiếm do vua Bảo Đại tặng Ama Kông.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét