Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Nghề dệt thổ cẩm ở Tây Nguyên cần được bảo tồn

V&V Booking là công ty chuyên cung cấp các loại vé máy bay giá rẻ. Hãy nhanh tay đến với nơi đây đặt vé máy bay Vinh đi Buôn Ma Thuột để tới với nơi đây và tìm hiểu về Buôn Ma Thuột.
Theo thông tin chúng tôi nhận được thì tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng dệt thổ cẩm được coi là một nghề truyền thống mang đậm bản sắc của đồng bào bản địa. Ngày nay, khi thổ cẩm trở thành hàng hóa thì nhiều Hợp tác xã dệt thổ cẩm ra đời song các HTX này lại đang tồn tại lay lắt, chưa tìm được lối ra.

Nghề dệt thổ cẩm ở Tây Nguyên cần được bảo tồn 8

HTX dệt thổ cẩm Dăm Ye nằm ngay cửa ngõ thành phố Buôn Ma Thuột, cạnh QL14, nhưng từ mấy năm nay đã không thấy mở cửa.Hỏi ra mới biết rằng ngoài mấy dãy nhà được xây lên và tấm biển hiệu đấy thì hầu như HTX này chưa hề hoạt động.

Tại tỉnh Đắk Lắk, hiện chỉ còn lại bảy HTX dệt thổ cẩm, nhưng qua tìm hiểu thì tất cả đều trong tình trạng sống dở chết dở. Chị H"Dăm Niê, Chủ nhiệm HTX Dệt thổ cẩm Tơng Bông (xã Ea Kao - Buôn Ma Thuột) nói: Chạy vạy ngược xuôi tìm đầu ra cho sản phẩm vậy mà cũng chẳng ăn thua, đến nay, các xã viên vẫn phải tự xoay xở bằng cách mang sản phẩm đi gửi các cửa hàng trong thành phố tiêu thụ hoặc mang đi bán rong cho khách.
Nghề dệt thổ cẩm ở Tây Nguyên cần được bảo tồn 6

Hầu hết các xã viên ở đây đều là những tay dệt lành nghề nhưng không thể sống nổi với khung cửi, đành phải đi làm những việc chăn nuôi, trồng trọt khác để sống. Vào tháng 11 năm ngoái, HTX Dệt thổ cẩm Alê A (Phường Ea Tam - Buôn Ma Thuột) tuyên bố giải thể.

Các xã viên nói với chúng tôi rằng: Sản phẩm của mình không thể cạnh tranh nổi với hàng công nghiệp được sản xuất bằng máy móc được. Hơn nữa, không có nguồn vốn để mua nguyên liệu đành phải ứng trước sợi, vải từ các cửa hàng, dệt xong đem gửi trả lại cho họ bán, trừ tiền ứng rồi, còn lại chỉ có 15 ngàn đồng cho một ngày công.

Chị H"Miriam tâm sự: Mình là người Ê đê, biết dệt vải từ thuở lên 10 tuổi, mấy chục năm nay gắn bó, nay phải rời xa khung cửi để làm việc khác, tiếc lắm. Chị cho biết, tuy HTX giải thể nhưng những phụ nữ trong buôn vẫn âm thầm ngồi bên khung dệt mỗi khi rỗi rãi dệt vài thứ hàng lưu niệm cho đỡ nhớ nghề. Theo những người tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm thì để cứu được nghề truyền thống này trước nguy cơ mai một, cần phải có chính sách từ các cấp chính quyền.
Nghề dệt thổ cẩm ở Tây Nguyên cần được bảo tồn 4

Cụ thể, cần phải xây dựng các làng nghề thổ cẩm thành các điểm đến tham quan cho khách du lịch.
Có nghĩa là phải coi nghề dệt thổ cẩm là một sản phẩm du lịch, lấy việc phục vụ du khách là chủ yếu. Từ việc thu hút du khách tham quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm văn hóa là khoảng cách gần có thể thực hiện được.

Chị H"Lung Niê, chủ một cơ sở dệt thổ cẩm tại buôn A Kô Dhông (BMT) nói với chúng tôi rằng: Tuy chị chỉ dệt và bày bán tại nhà nhưng mỗi tháng cũng bán sản phẩm được khoảng một triệu đồng tiền lãi. Theo chị, đó là do buôn của chị có nhiều khách du lịch nước ngoài đến tham quan, nếu không thì cũng rất khó. Thế nhưng, không phải buôn làng nào cũng có thể trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách nếu không có tiềm năng du lịch.
Nghề dệt thổ cẩm ở Tây Nguyên cần được bảo tồn 1

Do đó, cần có thêm sự phối hợp thống nhất giữa nhiều ban, ngành để tìm được một tiếng nói chung nhằm cứu nghề dệt khỏi mai một. Được biết, trong kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương thời gian qua, chính quyền cũng đã có những động thái quan tâm đến các làng nghề truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm.

Tuy nhiên, chỉ bỏ vốn xây dựng các HTX rồi phó mặc cho xã viên tự bơi như hiện tại thì vẫn chưa thể cứu vãn nổi nghề dệt thổ cẩm khỏi tàn lụi.

Cần phải có một chính sách đồng bộ, phù hợp thì mới có thể chấn hưng, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống trước nguy cơ mai một, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét