Vé máy bay đi Buôn Ma Thuột

Cùng lên Buôn Ma Thuột tìm hiểu danh lam - thắng cảnh

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Nghe truyền thuyết hồ Ea Snô ở Tây Nguyên

Khi đã đặt vé máy bay Vinh đi Buôn Ma Thuột và tới với Buôn Ma Thuột bạn đừng bỏ qua hồ Ea Snô huyền thoại và hùng vĩ. Cùng đại lý Jetstar tìm hiểu về hồ Ea Sno.

Hồ Ea Snô, một hồ nước tự nhiên có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, toạ lạc trên vùng đất thuộc xã Đắk Rồ, huyện Krông Nô, cách thị xã Gia Nghĩa 125km về hướng Đông Bắc. Hồ có diện tích trên 80 ha, độ sâu trung bình khoảng 12m, mùa mưa diện tích hồ lên tới 100 ha, nơi sâu nhất khoảng 20m.

Thắng cảnh nơi đây được gắn liền với những truyền thuyết dân gian, những phong tục tập quán, những luật tục và cả những giá trị truyền thống của cư dân bản địa. Để tìm hiểu về nguồn gốc Hồ Ea Snô, một truyền thuyết được các già làng người M’nông Préh sinh sống quanh khu vực Hồ kể lại

Nghe truyền thuyết hồ Ea Snô ở Tây Nguyên 2
Hồ nước đẹp như tranh vẽ
Ngày xưa, khu vực hồ Ea Snô bây giờ núi rừng còn âm u rậm rạp, có nhiều nai, hoẵng, nhiều nơi không có dấu chân người, núi rừng rộng lớn, người dân thưa thớt, buôn, bon của người M’nông và Ê đê cách xa nhau. Khu vực hồ hiện nay, trước đây là bon của người M’nông, bon có khoảng vài chục hộ. Trong bon có một gia đình rất nghèo khó, họ sinh được hai người con, một trai và một gái, người anh tên N’Chông, người em tên M’Po˘. Khi M’Po˘ chưa bỏ bú thì người mẹ không may ngã bệnh qua đời, với cảnh gà trống nuôi con và thương nhớ vợ, người cha cũng qua đời sau một mùa rẫy. Khi cha mẹ mất đi, đã để lại một món nợ lớn, N’Chông bị bán sang vùng khác, còn M’Po˘ được một gia đình giàu có hiếm muộn con trong bon mua về nuôi.
Nghe truyền thuyết hồ Ea Snô ở Tây Nguyên 4
Thuyền độc mộc trên hồ
Sau nhiều lần mua đi bán lại, N’Chông được đưa về một gia đình trong bon cũ. Hai anh em ở cùng một bon mà họ không hay biết. Năm tháng trôi đi, N’Chông và M’Po˘ ngày một lớn khôn, đã thành chàng trai cô gái, miệng biết hát lời tình yêu. N’Chông là một chàng trai khỏe mạnh, thông minh, hiền lành, chịu khó, giỏi săn bắt; còn M’Po˘ lớn lên xinh đẹp như cánh hoa rừng, lại hiền lành, khéo tay; thổ cẩm, váy áo do M’Po˘ dệt bao giờ cũng đẹp hơn người. Nhiều chàng trai đã thầm yêu và ngỏ lời, nhưng M’Po˘ chỉ đáp lại tình cảm của N’Chông. Họ yêu nhau và mơ ước về một cuộc sống ngày mai hạnh phúc. Tình yêu ngày càng thắm thiết như ngọn lửa ngày càng bén sâu, cháy vào cây khô và rồi họ đã lấy nhau. Anh em họ đã phạm tội loạn luân mà không hề hay biết, làm cho thần linh hiểu giận dữ và trừng phạt hai anh em họ, phạt cả dân làng nơi họ đã sinh ra.
Nghe truyền thuyết hồ Ea Snô ở Tây Nguyên 6
Nét tĩnh mịch trên hồ
Năm ấy, mùa mưa thật khủng khiếp, mưa liên tục, mặt đất đầy nước, gió ở mọi nơi dồn về tạo nên một trận cuồng phong dữ dội, đất trời rung chuyển suốt bảy ngày bảy đêm, làm sụp đổ cả bon làng, nhà cửa,… mọi vật đều bị nhấn chìm trong nước. Cá sấu không biết từ đâu nổi lên ăn thịt tất cả dân làng, trâu bò, lợn gà trong bon. Nước lũ dâng cao, cao mãi lên tận ngọn cây cao nhất ở giữa bon, nơi có con chim nhồng (sĩm eng) đang ấp trứng, chim mẹ mất tổ loạng choạng bay về hướng Đông, chim bay đến đâu dòng nước hung ác cứ ào ào đuổi theo đến đó, chim bay mãi đến gặp dòng sông Krông Nô thì kiệt sức và chết.Chỗ bon làng bị nước nhấn chìm sụp xuống thành hồ nước lớn (hồ Ea Snô ngày nay), đường chim bay trốn dòng nước dữ tạo thành những nhánh, những eo hồ và dòng suối nhỏ nối thông giữa hồ Ea Snô với sông Krông Knô. N’Chông và M’Po˘ chết đi, hồn của họ biến thành đôi chim nhồng biết nói tiếng người, làm tổ và quấn quýt nhau bên bờ hồ.

Nghe truyền thuyết hồ Ea Snô ở Tây Nguyên 8

Ea Snô là một thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú. Đứng trên đỉnh đèo nhìn xuống, mặt hồ tựa chiếc gương bạc khổng lồ lấp lánh, được bao quanh bởi màu xanh của những ngọn đồi nhấp nhô, bóng xa xa là núi rừng hùng vĩ in xuống mặt hồ. Xung quanh bờ hồ là những cánh rừng đặc dụng với nhiều loại cây, loài thú hiếm: rắn, ba ba, khỉ, nai, heo rừng, trăn, khỉ và vô số chim muông về trú ngụ …

Khi đến đây, bạn sẽ được du thuyền trên mặt hồ để thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng, thả hồn theo làn gió mát rượi để xua tan những lo toan, vướng bận. Bạn cũng có thể du thuyền từ cửa hồ này ra sông Krông Nô rồi xuôi về bên trái để xuống thác Gia Long, Đ’ray Sap hay ngược dòng để lên buôn Choah thăm quê hương của tù trưởng Nơ Trang Gưh. Bạn cũng có thể theo dòng Krông Nô qua dòng Krông Na để về hồ Lăk hay đến vùng Ea Rbine của Đăk Lăk.

Ngoài việc du ngoạn cảnh hồ, thưởng thức các món ăn đặc sản của núi rừng, sông nước, khi đã đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột thì du khách còn có thể đi tham quan các buôn làng nổi tiếng như buôn Ol, buôn Choah, buôn Leng, nơi lưu giữ nhiều truyền thuyết về hồ Ea Snô, thăm mảnh đất giàu truyền thống cách mạng của dân tộc M'Nông mà tận đến bây giờ vẫn còn lưu giữ nhiều bia mộ của những người yêu nước Tây Nguyên và nhiều di tích lịch sử, văn hóa vô cùng giá trị.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Thơm ngon "Tré" Đà Nẵng

Nói tới Đà Nẵng là phải nói tới bánh bèo, bánh khoái.... Và không thể bỏ qua món tré thơm ngon. Vé máy bay Sài Gòn đi Đà Nẵng giá rẻ của Jetstar sẽ giúp bạn tới với Đà Nẵng và thưởng thức món tré thơm ngon

V&V Booking giới thiệu đến bạn món Tré, Tré là món ăn không thể thiếu được của người Đà Nẵng trong mỗi dịp lễ Tết. Du khách đến Đà Nẵng cũng thường không quên mua tré làm món quà cho bạn bè và người thân.

Tré là món ăn dân dã có xuất xứ từ miền Trung trong đó chủ yếu là ở Đà Nẵng, Quảng Nam. Tré Đà Nẵng có đặc điểm là rất dễ làm, không mất thời gian và có vị chua chua ngọt ngọt.

Tré thơm ngon
Tré thơm ngon và hấp dẫn
Để làm món tré, người ta cần thịt đầu heo, thịt đùi heo luộc lên, xắt chỉ dài chừng 1 lóng tay. Riềng gọt sạch thái sợi nhỏ. Trộn chung thịt heo với riềng và các gia vị: thính (là gạo rang, giã nhỏ hoặc dùng cối xay tiêu xay nhuyễn), mè, tỏi băm nhuyễn, nước mắm, bột nêm, tiêu... tùy theo khẩu vị. Sau đó ủ từ 2 đến 3 ngày cho chua và dậy mùi mới đem ra dùng. Để tăng thêm độ hấp dẫn của tré, khi ăn cần cho thêm một ít đu đủ, cà rốt, củ kiệu, đậu phộng, tỏi…và đặc biệt phải ăn kèm tương ớt mới ngon. Tré được dùng như món khai vị trong các dịp lễ tiệc.

Ăn tré là cảm nhận cái vị thơm thơm, ngon ngon của thịt heo, cái cảm giác giòn giòn, béo béo của tai heo, thơm thơm, cay cay của các loại gia vị đặc trưng như mè, đậu phộng, riềng, ớt bột, rau thơm ... vừa ngon miệng vừa cho cảm giác thèm ăn .

Từ một món ăn chơi của người dân miền Trung, ngày nay, tré đã trở thành món đặc sản nổi tiếng cả nước. Ở Đà Nẵng có tré bà Đệ nổi tiếng từ nhiều thập niên và dần dần người ta gọi tré bà Đệ là đặc sản Đà Nẵng.

Ngoài món tré khi bạn tới với Đại lý Jetstar và đặt vé máy bay Phú Quốc đi Đà Nẵng giá rẻ thì bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn hơn thế vì ở nơi đây có một nền ẩm thực độc đáo và hấp dẫn.

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Ngon ngon gỏi măng Tây Nguyên

Ở Tây Nguyên có những nét đặc sắc rất riêng, còn gì hơn khi bạn đặt  vé máy bay Vinh đi Buôn Ma Thuộtcủa V&V để tới với Tây Nguyên và tìm hiểu và thưởng thức nền văn hóa ở nơi đây. Đặc biệt là món ăn tại đây. Cùng điểm qua món gỏi măng hấp dẫn của những gia đình nơi đây.

Măng ở Tây Nguyên được chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như: măng xào lá lốt, vịt om măng, nhái om măng, măng ngâm dấm, nem măng. Món nào cũng ngon hết các bạn nhỉ

Măng có tính hàn, thanh nhiệt và giữ nước tốt nên rất được người nội trợ lựa chọn để chế biến thành những món ăn cho bữa cơm gia đình. Trong những ngày tiết trời mát mẻ, món gỏi măng sẽ giúp thay đổi khẩu vị cho bữa cơm gia đình

Ngon ngon gỏi măng Tây Nguyên 2
Gỏi măng thơm ngon và hấp dẫn
Nguyên liệu chế biến gỏi măng cũng đơn giản và dễ kiếm. Chỉ cần măng tươi, thịt ba chỉ, tôm sú cùng với các loại gia vị như mắm, mè, đường, chanh, ớt, tỏi, hạt nêm, rau răm hoặc Húng lủi và ăn kèm với gỏi là bánh tráng

Trước khi tiến hành làm gỏi, cần sơ chế các nguyên liệu trước. Măng tươi mua về đem rửa sạch cho vào nồi luộc chín, rồi vớt ra để ráo. Sau đó thái sợi chỉ nhỏ. Tôm sú hấp chín, bóc vỏ, xé sợi nhỏ. Thịt ba chỉ cũng đem luộc chín, thái chỉ. Trong khi luộc thịt thì nêm chút bột nêm để thịt đậm đà hơn. Rau răm nhặt và rửa sạch rồi thái nhỏ để riêng

Ngon ngon gỏi măng Tây Nguyên 4
Măng trộn thịt luôn là món được ưa thích
Phi thơm hành trong chảo dầu, cho măng vào đảo qua chừng 2 phút với một chút đường, hạt nêm rồi bắc xuống bếp, tiếp đó cho thịt ba rọi, tôm sú vào trộn đều. Cuối cùng là công đoạn nước trộn

Nước trộn gỏi gồm một chút đường, tỏi, mắm ruốc, nước cốt chanh và không thể thiếu ớt. Tất cả trộn đều và tưới vào hỗn hợp gỏi măng, thịt, tôm. Sau đó cho rau răm, mè rang vàng trộn thật đều. Múc gỏi lên đĩa, rắc lên trên nhúm mè để món ăn trông hấp dẫn hơn.

Ngon ngon gỏi măng Tây Nguyên 6
Nộm măng là món ăn ngon và hấp dẫn
Gỏi măng tươi đậm đà, ăn giòn giòn, ngọt ngọt lại hơi dai, mùi thơm mát nhè nhẹ của rau răm và mùi thơm thoang thoản của mè rang rất thú vị. Gỏi măng ăn kèm với bánh tráng nước rất thích hợp, có thể dùng để nhậu hoặc ăn với cơm đều được

Hãy tìm hiểu làm thủ tục sân bay để có thể tới với Tây Nguyên và thưởng thức món ăn ngon và hấp dẫn nhé!
Chúc các bạn may mắn!

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Ngon ngon bánh tráng kẹp Đà Nẵng

Nếu bạn đã đặt vé máy bay JetStar Sài Gòn đi Đà Nẵng thì bạn nên thưởng thức những món ăn vặt nơi đây. Những món ăn vặt Đà Nẵng chỉ thực sự tấp nập từ 3h chiều đến đêm. Bất kể đông hè những món ăn được phục vụ quanh năm, những con hẻm nhỏ dần trở nên nổi tiếng và được các bạn trẻ tìm đến ken cứng lối đi.

Bánh tráng rán thơm ngon và hấp dẫn
Từ bánh tráng rải lớp bò khô đến bánh tráng kẹp ốp la, patê, có loại ăn lúc còn dẻo, có loại ăn lúc khô, mỗi loại bánh tráng Đà Nẵng lại một hương vị khác nhau. Nếu bánh tráng kẹp khô chỉ cẩn rải một lớp bò khô hoặc trứng lên bánh tráng dừa rồi nướng thì bánh tráng kẹp dẻo được làm cầu kì hơn, hương vị cũng đậm đà hơn rất nhiều.

Đầu tiên, bánh tráng phải nhúng nước, sau đó mới rải lên lớp bò khô, thêm ít dầu hành rồi xếp bánh lại thành hình tam giác hoặc cuộn tròn lại như ram, sau mới mang đi nướng trên bếp than. Bánh được nướng vừa phải, được cắt thành từng miếng nhỏ bày trên đĩa. Bánh sau khi nướng thì giòn bên ngoài, dẻo bên trong.

Bánh tráng thơm ngon và hấp dẫn
Cách làm này cũng tương tự với món bánh kẹp ốp la hay pa tê. Bánh ngon hay không là quyết định bởi các thành phần cho vào bánh và lúc nướng sao cho đều tay. Nước chấm của món ăn này cũng rất đặc biệt, bánh phải được chấm với nước bò kho có rắc thêm ít mè mới dậy mùi cho món ăn. Nhiều quán còn pha chế thêm nước chấm từ ruốc cho cảm giác lạ miệng.

Du khách có thể tìm đến những con hẻm bánh tráng kẹp thơm lừng ở đường Núi Thành, Điện Biên Phủ, Lê Duẩn từ khoảng đầu giờ chiều. Mỗi đĩa bánh có 3 đến 5 bánh, giá từ 10.000 đến 15.000 đồng.

Hãy nhanh tay đặt cho mình vé máy bay Jetstar đi Đà Nẵng để tới với Đà Nẵng nhé! Ngoài món bánh tráng khi tới với nơi đây thì bạn có thể thưởng thức những món ăn ngon khác như bánh tráng nướng, bánh xèo, bánh bèo....Cùng tới và thưởng thức bạn nhé!

Cùng chinh phục dòng thác dữ ở Tây Nguyên

Cùng nhanh tay đặt vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ để tới với Tây nguyên và chinh phục những dòng thác dữ ở nơi đây.

1. Thác Yaly

Yaly nằm trên địa bàn xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, là dòng thác đẹp thuộc con sông Sê San. Thác có vị trí lí tưởng với nhiều hồ nước rộng và ốc đảo. Do cảnh quan ngoạn mục và các điều kiện tự nhiên thuận lợi mà thác Yaly đã được chọn làm điểm khởi đầu cho nhiều tour trong chương trình du lịch Tây Nguyên.


Thác Thủy Tiên êm ả. 
2. Thác Thủy Tiên

Thác Thuỷ Tiên cách thị xã Tam Giang, huyện Krông Năng, Đăk Lăk khoảng 7 km. Thác gồm ba tầng với rất nhiều tảng đá gối chồng lên nhau. Tầng thứ nhất có độ dốc thấp với những bậc lên xuống dễ dàng, nước chảy êm. Tầng thứ hai trải rộng với nhiều bậc đá, có những chỗ nước chảy xiết tạo nên hồ nông. Tầng thứ 3, nước đổ thẳng dốc từ trên cao tạo thành những hồ khá sâu để rồi hoà mình vào dòng chảy hiền hoà giữa đại ngàn.

3. Thác Diệu Thanh

Thác Diệu Thanh nằm trên dòng suối Đăk Tít, vắt mình qua hai xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’ Lấp và xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Thác Diệu Thanh gồm một dòng thác lớn đổ xuống từ độ cao khoảng 30 m và nhiều thác nhỏ. Dòng thác ngày đêm ầm ào như một bản hùng ca của rừng già.

4. Thác Ba Tầng

Thác Ba Tầng thuộc Đăk Nông, cách thị trấn Gia Nghĩa khoảng 8 km ngược về Buôn Ma Thuột. Các tầng thác nối tiếp nhau với độ cao khoảng 40 m. Lòng suối khá rộng, ven bờ có nhiều cây cổ thụ và có bãi đất trống bằng phẳng rất thích hợp cho việc cắm trại để hưởng cái thú thư giãn giữa thiên nhiên.

5. Thác Krông Kmar

Thác Krông Kmar tỉnh Đăk Lăk bắt nguồn từ đỉnh cao nhất của dãy núi Cư Yang Sin, mái nhà của Tây Nguyên, dòng Krông Kma đổ xuống chân núi tạo thành một dòng thác hùng vĩ, thơ mộng.

Thác Dray Nur, một trong những ngọn thác đẹp của mảnh đất Tây Nguyên.

5. Thác Dray Sáp

Thác Dray Sáp ở Đăk Lăk theo tiếng Ê Đê có nghĩa là thác khói. Ngọn thác gắn liền với câu chuyện truyền thuyết của đôi trai gái dân tộc Ê Đê. Dòng thác uốn mình trên những rẻo cao và ầm ầm đổ từ vách đá 30 m trông giống như vòi của con voi khổng lồ đang phun nước hung dữ, tung lên những đám khói hơi nước, tiếng ầm ầm vang dội mà cả cây số trước khi xuống chân thác bạn có thể nghe thấy.

6. Thác Dray H'linh

Thác Đray H’linh là một trong những thác nước đẹp và hùng vĩ nhất của sông Serepôk thuộc địa phận Đăk Lăk. Tuy nhiên, thác lại được ít người biết đến vì nơi đây đã bị chặn dòng để xây dựng nhà máy thủy điện Đray H’linh 1 từ những năm 90 của thế kỷ 20. Do dòng chảy đã bị thay đổi nên hầu hết thời gian mùa khô nước chảy qua thác rất ít và khu vực thác nằm trong vòng bảo vệ nghiêm ngặt của nhà máy thủy điện Đray H’linh 1.


Thác Dray Sáp hùng vĩ.
7. Thác Trinh Nữ

Thác Trinh Nữ nằm cách trung tâm huyện CưJut, Đăk Nông 1km về hướng tây. Nằm ở thượng nguồn dòng Krông Nô, thác nổi lên như một vật cản với những dãy đá bazan lởm chởm, xếp chồng lên nhau muôn hình muôn vẻ.

8. Thác Gia Long

Thác Gia Long cũng thuộc tỉnh Đăk Nông với con đường băng rừng hai bên xanh mượt và dây leo phủ dầy lên những thân gỗ quý. Thác Gia Long nằm khá lặng lẽ giữa rừng già. Ở đây có hồ tắm tiên rộng cả trăm mét vuông với làn nước trong lành chảy ra từ khe núi.

Đó là những dòng thác dữ ở Tây Nguyên. Hãy tới và chinh phục nó nhé!

Ấn tượng với vườn cò Thủ Đức

Vườn cỏ Thủ Đức là một địa danh mát mẻ cho những ngày nóng tại Sài Gòn. Lịch bay sân bay Tân Sơn Nhất sẽ giúp bạn có một lịch bay vào với nơi đây và thăm quan vườn cỏ Thủ Đức.

Vị trí: Ấp Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20km.

Ðặc điểm: Từ ngã tư Thủ Đức đi về phía Tăng Nhơn Phú, rẽ phải theo đường Nguyễn Văn Tăng đến ngã ba Gò Công, tiếp tục rẽ phải, băng qua cầu, cặp theo con đường đất nhỏ khoảng 800m sẽ đến vườn cò của bác Tư Đê. Vườn cò của bác Tư Đê cách ngã tư Thủ Đức chừng 7km bằng đường bộ
Vườn cò với ngập tràn sắc trắng 
Điều kỳ lạ là bên cạnh phố thị luôn nhộn nhịp, sầm uất như vậy lại có một điểm du lịch sinh thái rất yên tĩnh, trong lành.
Không hiểu lý do nào mà loài cò lại chỉ chọn 2 khu vườn này làm nơi trú ngụ. Vào mùa cao điểm từ tháng 9 đến tháng 4, nơi đây quy tụ đàn cò lên đến 2.000 con. Cứ mỗi buổi chiều khi hoàng hôn đến, từng đàn cò lại rủ nhau lũ lượt bay về, xao động cả một góc trời. Ngắm nhìn hình ảnh cánh cò nổi bật trong ánh tà dương sẽ để lại ấn tượng khó quên. Để có được góc nhìn như vậy, khách phải thuê đò ra giữa dòng sông với giá 80.000 đồng/ giờ (cho cả một chuyến đò có thể chứa đến 10 người).
Những con cò trắng đặc kín trong vườn
Sau một vòng thăm quan ngắm cò thấm mệt, khách trở về có thể thả mình đong đưa trên những chiếc võng mắc sẵn quanh vườn và thưởng thức nước dừa ướp lạnh nguyên trái rất ngọt ngào mát rượi. Nếu cảm thấy bao tử cồn cào, khách có thể thử qua tài nghệ nấu nướng của gia đình bác Tư Đê qua những món đặc sản hiếm có: thịt chuột đồng nướng vàng ngậy, cá tai tượng chiên xù dòn rụm, ếch xào lăn nước cốt dừa béo ngọt, gà nước rô ti, thịt săn chắc, ăn “đã” hơn thịt gà nuôi nhiều…
Hãy nhanh tay đặt vé máy bay lịch bay Hà Nội Hồ Chí Minh để tới với vườn cò hấp dẫn này.
Chúc các bạn may mắn!

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Tìm hiểu lịch sử Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình nằm tại Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội . Là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của cả nước. Là một địa danh lịch sử bạn nên đến khi đi du lịch Hà Nội. Hãy đặt lịch bay Đà Nẵng Hà Nội để tới với Hà Nội và tìm hiểu về quảng trường Ba Đình lịch sử.

Tìm hiểu lịch sử Quảng trường Ba Đình 2
Toàn cảnh quảng trường Ba Đình lịch sử

Quảng trường Ba Đình vốn là khu vực cửa Tây của thành cổ Hà Nội. Phía tây Quảng trường Ba Đình giáp Lăng Hồ Chủ tịch, phía bắc giáp Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, phía đông giáp Hội trường Ba Đình, nơi diễn ra các cuộc họp của Quốc hội, Trung ương Đảng và những buổi họp hoặc mít tinh lớn. Đặc biệt, tại góc tây bắc Quảng trường là Phủ Chủ tịch và tại góc đông nam là trụ sở Bộ Ngoại giao.
Tìm hiểu lịch sử Quảng trường Ba Đình 4
Ánh đèn tại quảng trường sáng trong đêm
Quảng trường Ba Đình mang nhiều dấu ấn lịch sử suốt thời gian giữ nước của nhân dân Việt Nam

Quảng trường Ba Đình còn gọi là Quảng trường Tròn hay còn gọi là Quảng trường Puginier. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt NamDân chủ cộng hòa ra đời, Quảng trường Tròn được gọi là Vườn hoa Ba Đình hay gọi là Quảng trường Ba Đình, Quảng trường được lấy tên địa danh Ba Đình là để gợi nhớ dải đất Ba Đình ở tỉnh Thanh Hoá nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9 năm 1886 đến tháng 1năm 1887. Từ đó cho đến nay đã diễn ra những sự kiện trọng đại của Thủ đô Hà Nội và của cả nước, ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc.
Tìm hiểu lịch sử Quảng trường Ba Đình 7
Quảng trường là dâu tích và minh chứng cho dân tộc hào hùng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Quảng trường Tròn được đặt tên là Vườn hoa Ba Đình hay Quảng trường Ba Đình để tưởng nhớ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Phạm Bành và Đinh Công Tráng cuối thế kỷ 19, ở vùng Ba Đình, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá.

Quảng trường Ba Đình đã được Bác Hồ chọn là nơi tổ chức lễ Tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945. Tại đây hàng vạn nhân dân thủ đô Hà Nội đã lắng nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Sau đó, Quảng trường Ba Đình còn có tên là Quảng trường Độc Lập.Trong thời gian Pháp tạm chiếm Hà Nội (1947-1954), Phủ Toàn quyền Pháp đổi tên quảng trường là Vườn hoa Hồng Bàng. Năm 1954, quân ta về tiếp quản thủ đô và nơi đây lại được trả lại tên Quảng trường Ba Đình; cạnh đó Phủ Toàn quyền trở thành Phủ Chủ tịch.

Quảng trường Ba Đình lịch sử cũng là nơi thường xuyên được chọn để tổ chức các cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm lớn mang tính lịch sử của đất nước. Đặc biệt, ngày 10/10/2010, nhân dịp kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Quảng trường Ba Đình lại là nơi diễn ra lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành có qui mô lớn.

Quảng trường Ba Đình đã trở thành một cái tên gần gũi và thiêng liêng, trở thành niềm tự hào của nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước; đó cũng là nơi mà mỗi người dân Việt Nam và khách quốc tế đều mong được một lần đến thăm. Hãy cùng với dailyvemaybaygiarenhat1 để tìm hiểu những hướng dẫn đặt vé máy bay và tới với Hà Nội - Trái tim của tổ quốc

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Ấn tượng rượu Tằm tại Huế

Xứ Quảng từ lâu đã nổi tiếng với những đặc sản như mì Quảng, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tổ, thịt heo ngâm nước mắm, rượu Hồng Đào... Cùng đặt vé máy bay Jetstar đi Đà Nẵng để có thể tới với Đà Nẵng. Ngày nay, xứ Quảng còn có một loại đặc sản đặc biệt mà khi đến với quê hương Duy Trinh (H. Duy Xuyên) thì nhất định phải nếm thử thì mới đầy đủ cái phong vị của vùng quê này.

 Nói đến rượu tằm có lẽ ai cũng ngỡ ngàng vì từ xưa đến giờ ít ai nghĩ con tằm có thể ngâm được rượu. Thế nhưng đối với ông Nhất Tuấn (thôn Chiêm Sơn, Duy Trinh) lại là điều có thể. Xuất thân ở một vùng đất nổi tiếng từ lâu với nghề trồng dâu nuôi tằm, bản thân ông cũng theo nghề này gần 30 năm, vì vậy hơn ai hết ông hiểu rất rõ về con tằm cũng như công dụng của chúng. Được hỏi về ý tưởng để chế tạo loại rượu này, ông Tuấn chia sẻ: “Hồi đó có một đàn ong làm tổ ở đống củi sau nhà. Rồi nước lũ tràn vào ngập tổ ong, tôi đem tổ vào rồi nảy ra ý tưởng kết hợp tằm và mật ong ngâm rượu”. Ban đầu ông Tuấn cũng hỏi kinh nghiệm của mấy ông lão làng trong thôn về cách pha chế, rồi dần tích góp kinh nghiệm, pha chế thành công loại rượu đặc biệt này.

Ấn tượng rượu Tằm tại Huế 2
Những hũ rượu vàng óng
Ông Tuấn bên nong tằm,một trong những nguyên liệu để làm ra loại rượu tằm thơm ngon.
Khác với những loại rượu bình thường, rượu tằm có mùi đặc trưng, rượu màu vàng óng, chỉ cần mở nắp chai rượu là có thể ngửi thấy cái mùi nồng nồng của rượu gạo quyện với mùi tằm và mật ong làm cho chúng ta có cảm giác muốn thưởng thức ngay. Chất nồng nồng cay cay  và hương thơm tạo nên hương vị đặc trưng của rượu tằm xứ Quảng giống như chính con người xứ Quảng vậy, mộc mạc, chân chất nhưng bên trong lại thấm đượm bao ân tình.

Ông Tuấn chia sẻ: “Nguyên liệu ở đây chủ yếu là con tằm chín, chuẩn bị nhả tơ thì cho nó vào tủ lạnh ở nhiệt độ âm để kìm nén sự nhả tơ của chúng. Một tuần lấy con tằm ra, cho rượu vào vừa thấm, gọi là ngâm khô sau đó một tuần cho rượu vào nhiều hơn và cho thêm mật ong rừng rồi bỏ vào lòng đất ủ từ 90 đến 100 ngày. Rượu ở đây là rượu nhất từ 45 đến 50 độ”. Theo ông Tuấn,  ngâm rượu lâu như vậy để con tằm chiết xuất hết hoạt chất dược liệu, tốt cho người sử dụng và điểm đặc biệt khi uống rượu tằm đó là người uống khi say không bị đau đầu hay mệt mỏi như khi uống các loại rượu khác.

Ấn tượng rượu Tằm tại Huế 4
Tăm là đồ ngâm rượu bổ cho sức khỏe
Bắt tay vào sản xuất rượu tằm, ông Tuấn mong muốn  lưu giữ một chút gì đó của nghề nuôi tằm truyền thống của làng nghề quê hương. Khi có điều kiện ông sẽ mang dự triển lãm như hội chợ xuân ở Đà Nẵng; Hàng Việt chất lượng cao... để quảng bá đến người tiêu dùng. Giờ đây không chỉ những người trong địa phương mà cả những khu vực khác cũng tìm đến loại đặc sản đậm chất Quảng  này. Ông Tuấn tâm sự: “Ban đầu khi đi triển lãm người ở Đà Nẵng có cảm giác “sợ”, thế nhưng khi được ông nhiệt tình chỉ dẫn về công dụng và được thưởng thức thì người ta đã quen dần, bây giờ họ rất thích loại rượu tằm này”.

Hiện nay, nghề trồng dâu nuôi tằm không còn phổ biến như trước đây, không có tằm để làm nguyên liệu để ngâm rượu, ông Tuấn phải đặt trứng tằm ở Nam Định, Thái Bình về ủ. Theo ông,  khi chính mình nuôi lớn những con tằm này thì mới có thể đảm bảo vệ sinh, làm vệ sinh tằm đúng nguyên tắc thì khi uống không bị ngộ độc và ông khẳng định là ông có thể đảm bảo hết cho những người uống rượu của ông. Theo kinh nghiệm của ông Tuấn, con tằm được sử dụng ngâm rượu là “tằm giá” bởi tằm giá rất có lợi cho sức khỏe, là nguyên liệu để chiết xuất ra đạm để tiêm. Theo dân gian xưa khi bị cọp vồ ăn một nong tằm giá là có thể hồi phục cho thấy công dụng cực kỳ tốt của rượu tằm.

Giờ đây, khi làng nghề trồng dâu nuôi tằm ở đây đã bị mai một thì rượu tằm được coi là những gì còn sót lại của một làng nghề từng rất nổi tiếng trong quá khứ. Với ông Tuấn, sản xuất  rượu tằm  không phải để kinh doanh mà ông muốn lưu giữ, quảng bá hình ảnh con người xứ Quảng mỗi khi có dịp, và làm quà cho những người bạn phương xa thực sự yêu và nhớ về quê hương Duy Trinh yêu dấu.
Hãy tìm hiểu hướng dẫn đặt vé máy bay để có thể tới với nơi đây và tìm hiểu về rượu tằm, ngoài ra bạn còn được tìm hiểu nhiều món ăn khác và các loại rượu ấn tượng khác khi tới với nơi đây.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Tìm hiểu lịch sử chùa Pháp Lâm

Chùa do Chi hội An Nam Phật học Đà Nẵng vận động xây dựng ngôi chùa hội quán vào năm 1934. Ngôi chùa mang lối kiến trúc hoàn toàn Á đông do kiến trúc sư trứ danh Đặng Cao Đệ vẽ kiểu, chiều ngang 14m, chiều sâu 25m. Chánh điện được bố trí nghiêm trang. Tượng Đức Bổn sư ngồi cao 1,10m và 2 tượng Bồ tát Quan Thế Âm, Đại Thế Chí được đúc bằng đồng. Cùng đặt vé máy bay JetStar Nha Trang đi Đà Nẵng giá rẻ để có thể tới với Đà Nẵng và tìm hiểu về lịch sử cũng như sự hình thành và phát triển của chùa Pháp Lâm.
Chùa Pháp Lâm nhìn từ xa
Ban đầu được mang tên chùa Tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng, ngày nay tọa lạc tại số 500 đường Ông Ích Khiêm, phường Nam Dương, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1938, khi các tỉnh miền Trung lần lượt xin thành lập Tỉnh hội , thì danh hiệu Chi hội Đà Nẵng đổi lại là: An Nam Phật học Tỉnh hội Đà Nẵng.

Kế đến, vì lẽ quan niệm chữ Phật học hội chỉ dành riêng cho số tín đồ có tinh thần học hỏi giáo lý, không phổ cập giữa quần chúng theo đạo Phật, nên danh từ Phật học đổi thành Phật giáo. Rồi đến trong kỳ họp Đại hội vào ngày lễ Phật Đản năm Tân Mão 1951 tại chùa Từ Đàm gồm: giáo hội tăng già và Hội Phật giáo miền Nam, đại diện Giáo hội tăng già và Hội Phật giáo miền Bắc, Hội Phật giáo Trung phần và Giáo hội TP gồm trên 50 đại biểu nhất trí đổi danh từ Thành tổng hội Phật giáo Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Tổng Trị sự Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Về sau theo chủ trương của Tổng Trị sự, các chùa Hội quán cũng nên có danh hiệu chùa. Vì thế, chùa Tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng được mang tên chùa Pháp Lâm từ năm 1970.
Toàn cảnh chùa Pháp Lâm
Chùa Pháp Lâm do hòa thượng Thích Giác Viên trụ trì. Trong 32 năm qua hoà thượng đã đảm nhận liên tiếp trụ trì nhiều chùa và tu viện trong thành phố Đà Nẵng để hoằng dương đạo pháp và tôn tạo.

Chùa Pháp Lâm tuy không phải là một ngôi cổ tự nhưng lại là nơi có vị trí trọng yếu trong hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng. Ngày 11/03/2009, sau hơn 4 năm thi công trùng tu, chùa Pháp Lâm được long trọng khánh thành. Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo thành phố Đà Nẵng và là nơi đón tiếp hàng vạn du khách, tăng ni, Phật tử đến tham quan, chiêm bái, sinh hoạt hàng năm.
Theo: http://dailyjetstar.com/ve-may-bay-di-da-nang/ve-may-bay-nha-trang-di-da-nang-13088.html

Tới Đà Nẵng tìm hiểu bia chùa Long Thủ

Trong khuôn viên chùa An Long – cạnh bên Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm – có một tấm bia đá mang ý nghĩa như là một chứng cứ quan trọng đối với lịch sử Đà Nẵng, từng được giới sử học quan tâm nghiên cứu. Đó là bia chùa Long Thủ. Đây là một trong những các bia đá cổ nhất còn lại ở Đà Nẵng hiện nay. Cùng đặt vé máy bay JetStar TP Hồ Chí Minh đi Đà Nẵng để tới với Đà Nẵng và tìm hiểu về tấm bia ở chùa Long Thủ

Người được coi là tiếp cận đầu tiên bia Long Thủ là một học giả người Pháp Henri Cosserat. Trong bài viết “Chùa Long Thủ ở Tourane” của ông, được giới thiệu trên B.A.V.H (Những người bạn cố đô Huế) năm 1920, ông đã dành sự quan tâm đến tấm bia đá này, từ việc mô tả hình thức đến việc khảo sát nội dung bài văn bia. Lúc này bia đã bị gãy đôi làm hai mảnh, tuy vậy phần văn khắc vẫn còn sắc nét, rõ ràng, nhờ thế ông đã ghép lại tấm bia và dễ dàng nghiên cứu.
Bia được làm bằng đá sa thạch, xám màu, kích thước được thu nhỏ dần từ dưới lên, tạo đỉnh tròn trông xa như hình một quả chuông úp. Chiều cao bia là 1,25m, độ rộng mặt bia (tại đáy) là 1,2m, dày 0,21m. Cả hai mặt được chạy viền trang trí dây hoa lá, phần đỉnh có hình mặt trời đặt trong vòng lửa ngọn. Bia được khắc bài ký gồm 368 chữ Hán, dàn đều trên một mặt. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều chữ phần bị mưa mài mòn, phần vì bia đã bị gãy (như ta đã biết qua mô tả của học giả Pháp) phải gắn lại bằng vữa xi măng, nên khó lòng đọc được. May thay trước đó, bài văn bia này đã được lưu giữ
Tấm bia tại chùa Long Thủ
Văn bia cho biết, bia được dựng vào ngày 1-4 năm Thịnh Đức thứ 5, đời vua Lê Thần Tông (1657), sau khi đã hoàn thành việc phật sự. Tác giả bài ký là ông Lê Gia Phước, pháp danh Pháp Giám người làng Hải Châu, phủ Điện Bàn. Một điều là là trong khi tiêu đề bài văn là “Thủ Long tự lập thạch bi” nhưng, không hiểu sao H.Cosserat và nhiều người cho đến bây giờ vẫn quen gọi là Long Thủ.

Theo bài ký, xưa kia, ở vùng đất làng Nại Hiên, huyện Tân Phúc, phủ Điện Bàn đức Phật thường hiển linh cứu độ cho nhiều người; cũng có lúc xuất hiện những điều kỳ diệu dưới hình tượng đầu rồng. Cho là nơi tụ khí linh thiêng, dân làng Nại Hiên cùng nhiều vị chức sắc địa phương, từ vợ chồng Cai thuộc Hội chủ Nguyễn Văn Châu, vợ chồng Cai hợp Ty Tướng Thần Lại Trần Hữu Lễ, Lại ty Ty Tướng Thần Lại Trần Hữu Kỷ, xã trưởng Phạm Văn Ngao đến hết thảy dân làng đều đồng tình dựng lên một ngôi chùa mới, tại khu đất do ông Trần Hữu Lễ dâng hiến. Ông Hội chủ cùng với các thiện nam tín nữ hết lòng mộ đạo ra công góp sức xây dựng tòa chánh điện, tạc tượng đúc chuông, dựng lầu chuông gác trống để làm nơi lễ Phật. Ngoài việc trên, nhiều tín chủ đã bỏ tiền mua hơn ba mẫu ruộng tại vùng Cửa Đình, Giếng Vũng để cúng vào chùa.

Bia chùa ngày trước nói chung là di vật có ý nghĩa nhất định trong tổng thể di sản văn hóa dân tộc. Về hình khối và đường nét nó chứa đựng giá trị của một tác phẩm điêu khắc trang trí, nhưng có lẽ ý nghĩa hơn cả là ở bài văn được chạm khắc vào bia mang giá trị của một nguồn sử liệu tin cậy, giúp chúng ta tìm hiểu hoặc có thể làm rõ hơn nhiều vấn đề liên quan về tôn giáo, lịch sử, văn hóa, xã hội… vào những thời điểm nhất định. Bia chùa Long Thủ hẳn cũng là một di vật như thế.
Cùng nhanh tay tới và đặt vé máy bay vé máy bay JetStar TP Hồ Chí Minh đi Đà Nẵng giá rẻ để tới với nơi đây để tận mắt nhìn bia tại chùa Long Thủ.
Theo: http://dailyvemaybaygiarenhat1.blogspot.com/2014/03/toi-nang-tim-hieu-bia-chua-long-thu.html

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Ngon ngon bánh chuối bánh khoai

Cũng giống như ngô nướng, quẩy nóng, ốc luộc,.. bánh chuối, bánh khoai là hai món bánh mà ai ai cũng yêu thích mỗi khi đông về. Kể cũng lạ, cái món bánh tưởng như ngấy ngán, ngập dầu mỡ, đường bột đấy lại được yêu thích đến thế. Nhưng đúng là, mùa đông sẽ chẳng là mùa đông nữa nếu thiếu đi những quán bánh chuối nhỏ xập xệ bên mỗi lề đường. Hãy tra lịch bay Đà Nẵng Hà Nội để tới Hà Nội và thưởng thức bánh chuối bánh khoai trong ngày đông.

Màu vàng của vỏ bánh, sắc vàng nhạt hơn của lớp khoai, màu kem pha lẫn chút màu nghệ của chậu bột bánh, màu hổ phách của chảo dầu sôi tí tách. Cả cái tổng thể đấy mang một sức quyến rũ đến lạ kì, khiến người ta chẳng thể cưỡng lại được mà phải ghé vào mua dăm ba chiếc, hoặc giả có cưỡng lại được, thì cũng là một sự tiếc nuối khủng khiếp nhen nhóm trong lòng.

Ngon ngon bánh chuối bánh khoai 2
Vàng ươm của bánh chuối bánh khoai
Hương vị của bánh chuối, bánh khoai thì rõ là chẳng có gì đặc biệt. Nguyên liệu thì chỉ có bột mì, thêm vài lát chuối, lát khoai tùy ý thích, rán vàng lên, vậy là xong. Đơn giản thế thôi, mà mùa đông thiếu nó chẳng được. Cái cảm giác cắn vào miếng bánh vỏ giòn tan, béo ngậy đã đủ làm bạn thích thú, thì sự xuất hiện của cái vị chua nhè nhẹ, ngọt dìu dịu của lát chuối phía dưới sẽ như một món quà bất ngờ cho vị giác của bạn. Nó vừa giúp làm dịu đi cái ngấy ngán của lớp vỏ ngập mỡ, vừa kích thích vị giác, khiến bạn muốn ăn một rồi lại ăn hai miếng, hai chiếc.

Bánh chuối nghe có vẻ đơn giản là thế, nhưng nếu không khéo cũng hỏng luôn mẻ bánh như chơi. Nhất là đoạn bóc chuối, nếu người làm không cẩn thận, để sót lại vài sợi xơ, vậy là lúc rán lên, ăn vào bánh bị chát, lúc đấy ăn một miếng còn chẳng muốn nữa là ăn miếng thứ hai, thứ ba.

Ngon ngon bánh chuối bánh khoai 4
Ngoài bánh khoai, bánh chuối còn có cả xúc xích và nem chua rán
Bánh khoai lại dành cho những người thích ăn "dỗ mồi" hơn. Khoai được xắt mỏng, rồi cũng thả vào cái hỗn hợp bột màu trắng kem dễ chịu đấy, sau đó mới thả vào chảo rán. Bánh cũng có lớp vỏ giòn béo, nhưng lớp nhân lại mềm, bở và hơi dai dai, xốp xốp. Ăn vừa ngậy, vừa thơm, vừa... bột bột, vừa ngọt cái ngọt rất... hồn hậu của khoai lang.

Ngon ngon bánh chuối bánh khoai 6
Chậu bột bánh
Có một yếu tố khiến bánh khoai, bánh chuối lại trở thành món quà vặt ưa thích trong mùa đông, đó chính là giá cả. Quay lại ngày xưa, một chiếc bánh chuối, bánh khoai chắc chỉ khoảng 2.500 - 5.000 đồng là cùng. Bây giờ bánh tăng giá thì cũng chỉ tăng đến... 8.000 đồng /chiếc, chỗ nào đắt lắm thì 10.000 đồng. Vẫn rẻ, vì ăn xong 1 cái, dù miệng vẫn thòm thèm nhưng bụng thì cũng đã ngang ngang rồi. Và vì là món quà của đường phố Hà Nội, thế nên, bạn có thể tìm thấy bánh chuối, bánh khoai ở bất cứ đâu trên đường phố, ngóc ngách Hà Nội, nhất là vào mùa đông.
Hãy cùng xem lịch bay sân bay nội bài để tới với Hà Nội và thưởng thức nhé. Ngoài món bánh khoai và bánh chuối khi tới nơi đây bạn còn được thưởng thức nhiều món ăn khác nữa. Hãy tìm hiểu hướng dẫn đặt vé máy bayđể thưởng thức nhé!

Hến trộn - Bánh đập

Hãy nhanh tay mua vé máy bay JetStar Nha Trang đi Đà Nẵng giá rẻ để tới Đà Nẵng thưởng thức hến trộn bánh đập.

Cái vị dai dai, ngọt ngọt của hến gặp vị thơm của những tép hành phi thơm, mùi lạc rang thơm phức kếthợp cùng vị cay của rau húng, ớt, rau răm, hoà cùng bánh tráng giòn đã làm món hến trộn xúc bánh tráng trở nên độc đáo.

Hến trộn - Bánh đập 2
Hến trộn ăn kèm với banh đập
Từ lâu hến là món ăn ngon của người dân cố đô Huế và xứ Quảng. Hến là loại thức ăn mát, tuy ngọt ngon nhưng dễ bị lạnh bụng vì vậy phải kèm rau răm để đề phòng bụng dạ. Hến được dùng để chế biến thành nhiều món khác nhau như hến xào xả, canh hến nấu ra, cháo hến, cơm hến, bún hến... Tiêu biểu nhất vẫn là món hến trộn xúc bánh tráng thơm ngon, đậm nét đặc trưng đã trở thành đặc sản trong các quán ăn, nhà hàng.

Hến tươi đãi sạch, luộc chín, tách lấy phần thịt, để ráo nước. Đun nóng dầu, xào thơm hành tím, tỏi, cho hến vào xào nhanh tay trong vài phút, nêm nước mắm, hạt nêm, đường, để thịt hến săn hơn trên lửa nóng. Cho hành lá, rau răm, ớt, tiêu vào đảo đều và nhắc xuống bếp.

Hến trộn - Bánh đập 4
đĩa hến trộn hoa chuối với bánh đập
Xúc thịt hến ra đĩa, rắc hành phi, lạc rang lên trên. Món này dùng chung với bánh đa gạo nướng vàng rất ngon và có thểm kèm thêm ít nước chấm chua ngọt, cay.

Đĩa hến trộn hấp dẫn từ con hến đến cọng rau, hành xanh um, cùng với lạc rang giã nhuyễn, rau húng, các loại, ớt sừng xanh cắt mỏng và ớt tương, xúc ăn với bánh tráng gạo nướng hòa quyện thành một hương vị thật khó quên. Chính cái hương vị đặc biệt của con hến, mùi thơm cay nồng của hỗn hợp gia vị tiêu, ớt, chanh và rau răm; kết hợp bánh tráng mè đen giòn rộm giúp món ăn càng thêm hấp dẫn.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Ram cuốn cải - Món ngon Đà Nẵng

Ram cuốn cải, một trong những món ăn vặt được chuộng nhất ở ĐN vào mùa này. Nhân ram là một ít miến trộn với thịt và nấm mèo, chiên nóng rồi dọn thêm một ít nộm đu đủ, cà rốt và dưa cùng với một đĩa bánh tráng. Và dĩ nhiên là không thể thiếu rau sống và cải. Thêm 1 chén nước chấm hơi ngọt và cay. Cùng đặt vé máy bay Phú Quốc đi Đà Nẵng giá rẻ để có thể từ Phú Quốc tới Đà Nẵng để thưởng thức món ăn ngon và hấp dẫn này.

Từng chiếc ram cuốn dài tầm một ngón tay với lớp vỏ bánh tráng bò bía thơm, giòn. Cắn một miếng, mùi thơm ngọt của khoai tây, cà rốt, khoai lang, vị cay cay nồng nồng của cải, như giòn tan nơi đầu lưỡi.

Ram cuốn chấm nước nắm

Ram cuốn cải, một cái tên nghe không mấy xa lạ đối với người dân và khách du lịch Đà Nẵng, nhưng ram cuốn cải chay vẫn là món ăn khá thú vị và lạ miệng đối với nhiều người. Món ăn này khá hấp dẫn, phù hợp vào những buổi chiều trời mưa, vị thơm của ram và hương cay nhẹ của cải cứ làm cho người ta xuýt xoa khen ngon.

Nguyên liệu chính trong phần nhân ram là các loại củ thông thường như: khoai môn, khoai lang, cà rốt, khoai tây… bào nhuyễn hoặc sắt sợi mỏng rồi cho gia vị vừa ăn, trộn đều lên. Phần vỏ cuốn ram thường là bánh tráng lề (bánh đa nem), bánh rế hoặc bánh tráng bò bía...


Cách làm khá đơn giản, trải bánh tráng bò bía ra, cho một ít nhân đã làm ở trên vào, cuộn lần lượt thành từng chiếc ram rồi đem chiên. Cho lượng dầu phải vừa ngập cuốn ram, đun sôi dầu rồi cho các cuốn ram vào, canh lửa vừa phải, đợi vàng đều là vớt ra đĩa.

Để ram được giòn lâu, nên vắt một chút chanh vào trong dầu chiên và sau khi chiên thì gắp ra cái đĩa có sẵn giấy thấm dầu.

Ram cuốn kèm bánh tráng và rau cải

Nước chấm được chế biến từ nước tương chay bán sẵn, chỉ cần thêm tương ớt, cho gia vị vừa miệng và thêm dầu ăn nóng đổ vào là ổn. Ram cuốn cải chay thường được ăn kèm với cải cay, rau xà lách, rau thơm các loại.

Mùa hè miền Trung với những cơn mưa rào bất chợt, ngồi trong bếp cùng người thân thưởng thức những chiếc ram nóng hổi vừa thổi vừa ăn...thì còn gì bằng!
Cùng tìm hiểu thêm các món ăn khác tại Đà Nẵng: Tại đây

Mỳ Quảng - Món ăn hấp dẫn xứ Quảng

Nhắc đến Quảng Nam Đà Nẵng, chắc hẳn không ai trong các bạn không nghĩ ngay đến mì Quảng, món ăn đặc sản nổi danh của vùng đất này. Nếu bạn chưa được ăn món ăn này hãy đặt vé máy bay Jetstar đi Đà Nẵng để có thể tới với Đà Nẵng và thưởng thức mỳ quảng và các món ăn ngon khác.

Mì Quảng không giống phở Bắc, cũng chẳng giống bún bò Huế hay bún Ốc Hà Nội. Mì Quảng có nhìu loại khác nhau, nào là mì gà, mì tôm, mì thịt, mì trứng, mì bò, mì sứa, mì cá lóc… nhưng hương vị đặc trưng của nó thì không lẫn vào đâu được. Hòa quyện cùng cọng mi trắng ngà, mềm mại là vị thanh ngọt và béo của nước hầm xương, mà người dân địa phương vẫn hay gọi là nước lèo.


Theo kinh nghiệm của người xưa, ăn mì Quảng phải ăn kèm với nhiều rau sống mới ngon. Nhưng rau sống đúng kiểu mì Quảng phải được kết hợp từ 9 loại rau như: cải non mới nụ, xà lách tươi, húng, quế, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, rau răm, ngò rí với hành hoa thái nhỏ…trộn lẫn với chuối bắp sắt mỏng, tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên.


Đặc biệt thành phần không thể thiếu của mì Quảng là đậu phụng rang và bánh tráng mè nướng giòn. Vị thơm của đậu phụng rang và giòn của bành tráng sẽ làm tăng thêm ý vị cho món ăn đặc sản này.

Nhìn tô mì bốc khói với những chú tôm tươi đỏ mọng, lòng đỏ trứng vàng ươm kết hợp với màu xanh tươi mát của rau sống và hành hoa quả thật thực khách không thể kiềm nổi cơn đói đang trào dâng.


Dường như mì Quảng luôn có mặt trong mỗi bữa ăn hằng ngày của người dân nơi đây như là một thói quen, như thứ đặc sản dùng để tiếp đãi khách, bạn bè phương xa. Chính điều này cũng như một nét hấp dẫn riêng níu chân du khách mỗi khi có dịp ghé thăm mảnh đất thân thương này.

9 địa danh không thể bỏ qua khi tới Kon Tum

Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn về Kom Tum - Thành phố hấp dẫn khách du lịch. Cùng đặt vé máy bay sài gòn đi buôn ma thuột giá rẻ để tới Kom Tum nhanh nhất bạn nhé!

Kon Tum nằm ở phía bắc vùng Tây Nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây có biên giới dài 150 km giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và 127 km với Vương quốc Campuchia. Kon Tum có một số thắng cảnh mà bất kỳ du khách nào khi đến cũng không thể không ghé thăm

1. Di tích lịch sử cách mạng

 Điểm Cao 601 cách TP. Kon Tum 17 km về phía Bắc theo Quốc lộ 14, có một địa danh mà trong chúng ta hẳn nhiều người biết đến, đó là Dốc Đầu Lâu. Dốc Đầu Lâu là tên gọi dân gian mới có từ sau ngày xảy ra chiến sự tháng 4 năm 1972 giữa quân cách mạng và quân địch. Người Bah Nar Ở vùng này gọi địa danh đó là Kon Loong Phă, có nghĩa là dốc có nhiều cây Trắc và Điểm cao 601 là thuật ngữ quân sự gọi cứ điểm quân sự của địch trên đồi K’Rang Loong Phă.

2. Nhà thờ gỗ Kontum

Nằm ở nội vi thị xã, nhà thờ gỗ Kontum xây dựng năm 1913, do một linh mục người Pháp tổ chức thi công, nay đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho nhiều du khách đến vùng đất Kontum.

Nhà thờ tại Kom Tum
Đến đây, du khách sẽ ngạc nhiên bởi công trình lớn, đep, điệu nghệ như vậy mà được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công dưới những bàn tay tài hoa của người thợ. Nhà thờ còn đẹp hơn bởi khu hoa viên có nhà rông cao vút, các bức tượng được tạo nên bằng rễ cây, mang bản sắc văn hóa riêng của đồng bào các dân tộc. Du khách có thể tham quan trong khuôn viên nhà thờ, cơ sở dệt thổ cẩm chính người dân tộc bản địa và uống rượu dâu, rượu nho do các nữ tu sỹ chế biến.


3. Vườn quốc gia Chư Mom Ray

Vườn quốc gia Chư Mom Ray có diện tích 56.621ha, thuộc huyện Sa Thầy và huyện Ngọc Hồi, nằm về phía Tây tỉnh Kontum. Đây là khu vườn quốc gia nằm ở vị trí ngã ba Đông Dương, tiếp giáp với hai khu bảo tồn thiên nhiên của Lào và Campuchia, Chư Mom Ray có triển vọng trở thành khu bảo tồn thiên nhiên liên quốc gia của Đông Nam Á, để bảo vệ tính đa dạng về sinh thái cũng như khu hệ động vật giàu có ở vùng này. Đặc biệt là bảo vệ các loài thú lớn đang có nguy cơ bị diệt vong như bò xám, hổ, voi…

Khung cảnh vườn quốc gia
Thực vật, khu vườn quốc gia Chư Mom Ray rất nhiều loại gỗ: ngành ngạch, lim xẹt, xoan nhũ, săng lẻ, các loại cây họ gạo, gõ, tháu táu cây bụi. Theo điều tra, bước đầu có 508 loài cây, thuộc 324 chi, 115 họ, là một trong những nơi có hệ thực vật cổ nhất nước ta. Về động vật, có nhiều loại thú móng vuốt như voi, bò tót và nhiều loại chim muông, gồm 352 loài động vật có xương sống, ở cạn.

4. Di chỉ khảo cổ học Lung Leng

Di chỉ khảo cổ học Lung Leng (DCKCH Lung Leng) nằm ở thôn Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, Lung Leng đã cung cấp một hệ thống di tích và hiện vật vô cùng phong phú. Bước đầu, một xã hội Tây Nguyên thời tiền sử đã tái hiện.

Toàn cảnh Di Chỉ khảo cổ học
Di chỉ khảo cổ hạc Lung Leng là một trong những di sản văn hóa lớn của cả nước. Qua di chỉ văn hóa này, chứng tỏ người tiền sử đã có mặt, sinh sống ở đây từ trước một vạn năm.


5. Ngục Kon Tum

Ngục Kon Tum nằm trong hệ thống nhà ngục của Thực dân Pháp. Nhà ngục được xây dựng khoảng cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XX. Ban đầu đây là nơi bọn thực dân cai trị giam giữ những tù thường phạm. Nhưng về sau, khi tù chính trị cộng sản bị đày lên giam cầm tại đây, tính chất nhà ngục đã thay đổi, trở thành nơi giam giữ, đày ải tù chính trị với những âm mưu và hành động thâm độc, tàn ác của chính quyền cai trị thực dân Pháp.


Ngục Kon Tum, nơi địch đày ải giam cầm hàng trăm chiến sĩ cộng sản trung kiên, trong đó có nhiều đồng chí là lãnh đạo cao cấp của Đảng, những đảng viên cốt cán của phong trào cách mạng lúc bấy giờ như các đồng chí: Lê Văn Hiến, Hồ Tùng Mậu, Bùi San, Trương Quang Trọng, Đặng Thái Thuyến, Nguyễn Huy Lung, Lê Viết Lượng... Những tấm gương kiên cường chiến đấu dũng cảm hy sinh của cách mạng đã có tác động rất to lớn đối với phong trào cách mạng ở Kon Tum những năm 1930-1934 và cả sau này.

6. Khu vực lòng hồ Ya Ly

Ya Ly đã thực sự là một cái tên rất quen thuộc đối với du khách trên mọi miền đất nước, khi nói đến Ya Ly người ta thường nghĩ đến cảnh đẹp, núi non hùng vĩ và là nơi tiềm ẩn những huyền thoại.Thuỷ điện Ya Ly đã hình thành một khu vực lòng hồ rộng lớn. Du khách có thể xuất phát từ làng du lịch ĐăkBlà ( thị xã Kon Tum) xuôi về làng văn hoá dân tộc Jarai ( phía trên đập thuỷ điện) nơi đây còn nguyên nét văn hoá sơ khai của dân tộc Tây Nguyên. Với cảnh quan thiên nhiên, con ngườia, khu vực lòng hồ Ya Ly thực sự là nơi thăm quan, du lịch lý tưởng với những người yêu thích thiên nhiên, tìm về cuội nguồn.

7. Khu du lịch bãi đã thiên nhiên Km 33 ( huyện Kon Rẫy) 

Nằm trên quốc lộ 24, thuộc huyện Kon Rẫy, cách thị xã Kon Tum 23 km về phía Đông, khu vực được tạo nên bởi những bãi đá nối liền nhau, là nơi có phong cảnh trữ tình, êm ả đặc biệt vào mùa hè, khoảng trời mênh mông, ánh năng vàng vừa phải tạo cho du khách những cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Hiện nay tuy chưa được đầu tư thoả đáng nhưng khu vực này là điểm hẹ của các cuộc gặp gỡ bạn bè và du khách đến Kon Tum.

8. Rừng thông Măng Đen (kon Plong)




Từ Kon Tum theo quốc lộ 24 về hướng Đông khoảng 55km, cách huyện lỵ Kon Plong chừng 10 km du khách đến một rừng thông bạt ngàn mênh mông trên một bình nguyên bao la ở độ cao 1.100 m so với mặt nước biển, có những cây thông đã được trồng từ lâu, sừng sững và cao vút. Rừng thông Măng Đen đang là điểm du lịch và nghỉ ngơi của nhân dân địa phương và du khách.

9. Suối nóng Đăk Tô - Thác Đăk Lung 

Từ trung tâm huyện lỵ Đăk Tô, theo tỉnh lộ 672 đi về hướng Bắc 8 km tới địa phận xã Kon Đào, du khách đã tới suối nước nóng Đăk Tô, nước từ suối liên tục phun lên từ lòng đất được khoanh lại trong một lòng hồ nhỏ. Nước nóng đến 500c - 600c, rất giàu chất Ca, Mg, Na, Si và nhiều thành phần chất khoáng khác.Cách suối nước nóng khoảng 3 km về phía Đông là thác Đăk Lung, Thác thông lớn, nhưng khung cảnh thiên nhiên hài hoà, không gian tĩnh lặng, cảnh vật hoang sơ, nơi đây rất thích hợp cho những cuộc vui chơi dã ngoại.
Với di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, khu nghỉ mát Suối nước nóng Đăk Tô và thác Đăk Lung, hứa hện sẽ thu hut một lượng khách khá lớn từ các nơi đổ về nghiên cứu, tìm hiểu, thăm quan và nghỉ ngơi tại đây. Hiện nay tuy chưa được đầu tư thoả đáng đẻ trở thành khu, điểm du lịch những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh này đang thu hút nhân dân sinh sống trên địa bàn tỉnh đến thăm quan, nghỉ ngơi.

Tìm hiểu nguồn gốc thuyền độc mộc

Thuyền độc mộc là một dạng thuyền truyền thống có lịch sử từ lâu đời; có những chiếc thuyền cổ tại Đức đã được giới khảo cổ phát hiện và định tuổi vào khoảng thời đại đồ đá. Cho đến nay, thuyền độc mộc vẫn đước sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam. Đặc biệt, đây là một nét văn hoá rất đặc sắc lại là một công cụ lao động gần gũi hằng ngày của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên lưu vực các con sông và các hồ ở vùng cao như Tây Nguyên, Tây Bắc. Cùng đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột để lên với Buôn Ma Thuột và ngắm thuyền độc mộc trên các dòng sông

Thuyền độc mộc của người Ê Đê
Thuyền độc mộc có lẽ do bắt nguồn từ việc người ta lợi dụng những thân cây nguyên vẹn có sức nổi để phục vụ nhu cầu di chuyển. Về sau thân cây đã được đẽo gọt để thêm sức nâng và bớt lực cản của nước khi di chuyển.

Thuyền độc mộc được đục từ một thân cây lớn gỗ lớn nguyên vẹn, thường là những loại cây gỗ chịu nước và có tỉ trọng nhỏ so với nước như gỗ sao...

Người chế tác dùng rìu đẽo rỗng phần ruột cây và tạo hình thuyền theo hình dáng định sẵn; trước khi các vật dụng bằng kim loại được chế tạo, thân cây được đục rỗng bằng cách đốt. Thường là mỗi dân tộc lại có một kiểu thuyền truyền thống. Làm thuyền độc mộc rất khó vì phần vỏ phải mỏng nhưng thuyền vẫn phải chắc để có thể chịu đựng sức đập của các thác, các sóng (đặc biệt là sóng biển) vì vậy cần có sự khéo tay và tỷ mỉ, kì công nên ít người làm được. Đẽo thuyền là một công việc nguy hiểm. Có lẽ vì vậy mà trong mỗi con thuyền đều chất nặng tâm linh… Khi người thợ đẽo thuyền đang ở rừng, người vợ ở nhà phải kiêng các việc bổ củi, cuốc đất; không được tắm rửa, gội đầu và nhất là không được làm rượu cúng Yàng...

2 người đàn ông chèo thuyền độc mộc vào bờ
Với những người thợ, khi chọn được cây gỗ ưng ý và hạ nó xuống phải cúng Yàng lần 1. Khi con thuyền đã hoàn thành và hạ thủy an toàn thì cúng Yàng lần 2 để tạ ơn. Lễ vật cho mỗi lễ cúng đơn giản cũng phải con gà, ghè rượu...

Làm thuyền, người thợ chỉ được sử dụng một chiếc rìu duy nhất. Gỗ dùng làm thuyền được chọn là cây sao xanh, có đường kính từ một người ôm trở lên; dài từ 5-6m, không chà ngạnh. Hạ được cây xuống rồi, người ta tiến hành đẽo thuyền ngay tại rừng, vừa đẽo vừa đốt lửa hong. Một con thuyền cỡ trung bình, người thợ phải ở rừng tối thiểu là nửa tháng.

Thuyền độc mộc
Việc khó nhất của họ là phải làm sao cho con thuyền khi xuống nước nổi đều (không được phép sửa chữa khi đã hạ thủy). Để được như vậy, người thợ làm thuyền có một cách khá là huyền bí: Họ lật úp thuyền xuống, đặt một quả trứng gà theo chiều đứng vào chính giữa lưng thuyền. Nếu quả trứng không đổ thì chiếc thuyền khi xuống nước sẽ không nghiêng lệch...

Mỗi chiếc thuyền hạ thủy là một ngày hội đối với mỗi làng. Người có gà góp gà, người có rượu góp rượu cùng với gia chủ hình thành một bữa tiệc cộng đồng. Cùng với những lời chúc tụng, người thợ làm thuyền sẽ được gia chủ mời rượu trước tất cả mọi người như một phần thưởng và sự tôn vinh tài năng...
Với vé máy bay sài gòn đi buôn ma thuột là bạn có thể từ Sài Gòn đến với Buôn Ma Thuột và tìm hiểu lễ hội cũng như tìm hiểu thuyền Độc Mộc.

Gỏi cá Nam Ô - món ngon miền Trung

Làng chài Nam Ô nằm ở phía nam chân đèo Hải Vân, cách trung tâm thành phố chừng 12Km, thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này một vẻ đẹp tuyệt thú, một bên là biển, một bên là sông, xung quanh là đồi núi và vịnh. Đến đây, bạn không chỉ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của tạo hóa, mà còn được thưởng thức món đặc sản gỏi cá duy nhất chỉ có ở nơi nơi này. Cung đặt lịch bay sân bay Đà Nẵng để tới Nam Ô và thưởng thức gỏi cá ngon và hấp dẫn.

Gỏi cá ăn rồi là dễ nghiện, nhưng ít người dám thử món này bởi nó được làm từ cá tươi sống. Gỏi cá Nam Ô có thể được chế biến từ cá mòi, cá ve, cá cơm,... nhưng ngon và thích hợp nhất vẫn là cá trích. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay là vừa, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và thái ra thành từng miếng nhỏ, vắt cho cá ráo nước rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi ớt băm nhuyễn, sau đó trộn với thính.
Gỏi cá Nam Ô

Nước cốt vắt ra từ cá được đun sôi, hòa thêm với nước mắm, ớt, đường, bột năng, bột ngọt tạo thành thứ nước chấm đặc trưng cho riêng món gỏi, nước chấm khi ăn được múc ra từng bát nhỏ có rắc đậu phộng lên trên. Rau ăn kèm với gỏi cá Nam Ô rất đặc biệt, là đọt non của các loại cóc rừng, lá ổi, lá xoài, lá trâm, đinh lăng, … Điều đặc biệt là những loại rau này chỉ mọc ở vùng rừng núi Hải Vân. Tuy nhiên, bây giờ người ta còn kết hợp thêm nhiều loại rau khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thực khách như xoài xanh, dưa leo, rau húng,…

Có hai loại gỏi cá là gỏi ướt và gỏi khô, mỗi loại có một cách thưởng thức khác nhau. Gỏi khô thì cá với rau các loại cuốn bánh tráng, chấm nước chấm, cắn một miếng rồi từ từ mà nhai. Còn gỏi ướt thì chỉ việc trộn cá với rau và nước chấm, cứ thế ăn, thường ăn kèm với bánh tráng nướng. Thịt cá ngọt bùi, nước chấm đậm đà hấp dẫn với vị riềng, ớt cay thơm, hòa quyện với các loại rau lá mang hương rừng khiến người thưởng thức không khỏi lâng lâng khó tả.
Một góc làng chài Nam Ô
Ăn gỏi cá Nam Ô thích hợp nhất là vào những ngày thời tiết ấm áp, tận hưởng không khí mát lành từ gió sông, lắng nghe tiếng rì rào của sóng biển và cảm giác yên bình từ núi đồi. Khi thưởng thức gỏi cá Nam Ô, mọi người quây quần quanh chiếc bàn vuông, trò chuyện cùng nhau và nhâm nhi chút rượu gạo thì không có gì sánh bằng.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Danh sách những quán bún chả nổi tiếng Sài Gòn

Nếu đã có một lịch bay sân bay Tân Sơn Nhất thì bạn nên tìm những quán bún chả ngon nếu bạn là người Bắc để nhớ lại chút hương Hà Nội ở Sài Gòn mỗi khi bạn thèm. Những lát thịt nướng vàng ươm, những viên chả cháy cạnh tỏa hương thơm nức... khiến thực khách mê mẩn khi thưởng thức.

Chỉ với các thành phần quen thuộc như bún tươi, thịt nướng, thịt băm viên cùng chén nước mắm pha chua ngọt... nhưng nhờ quá trình chế biến hấp dẫn nên món bún chả Hà Nội nhanh chóng hấp dẫn thực khách Sài Gòn và trở thành món ăn quen thuộc của người dân ở đây.


Tuy không giữ được hương vị truyền thống, nhưng món bún chả Hà Nội ở Sài Gòn vẫn được thực khách ở đây đón nhận một cách nhiệt tình.

Vẫn giữ nguyên các thành phần và có cùng cách chế biến như các quán bún chả ở Hà Nội, nhưng món ăn này ở Sài Gòn đã được biến tấu khác biệt, làm giảm đi hương vị của món ăn gốc. Điều khác biệt đầu tiên là thịt băm viên, với người Hà Nội, thịt băm ngon phải lựa chọn thịt vai sấn hoặc thịt nạc vai vì nó có cả nạc, mỡ nên vừa thơm vừa béo mà không bị khô. Trong khi đó, nhiều hàng quán ở Sài Gòn thường sử dụng thịt nạc nên viên chả bị khô và bở, không ngon.

Thêm một điểm khác biệt nữa là các loại rau ăn kèm, cũng là xà lách, tía tô, kinh giới... nhưng lại không có hương vị thơm nồng như ở miền Bắc. Bên cạnh đó, nước chấm của món ăn cũng được pha hơi ngọt để phù hợp với khẩu vị của người miền Nam.

Bỏ qua những điểm khác biệt trên, bún chả Hà Nội với những lát thịt nướng cháy cạnh, nhưng viên chả băm vàng ươm, thơm nức vẫn là một trong những món ăn Bắc được người Sài Gòn ưa thích bên cạnh các món ăn nổi tiếng khác như phở, miến... Một minh chứng rõ nhất là ở Sài Gòn có rất nhiều quán bún chả đã tạo nên thương hiệu, thậm chí có nhiều quán đã hơn nữa thế kỷ như quán bún chả trong hẻm nhỏ đường Lê Thánh Tôn (quận 1)...

Bún chả ngon và hấp dẫn ở Sài Gòn

Dưới đây là một vài địa chỉ những quán bún chả ngon ở Sài Gòn:

- Bún chả Hoa Đông - 121 Lý Tự Trọng, quận 1 (tiền thân là quán trong hẻm nhỏ đường Lê Thánh Tôn). Quán bán từ 6h đến 21h. Mỗi phần có giá 60.000 đồng.

- Quán bún chả vỉa hè đường Nguyễn Ảnh Thủ, gần ngã tư giao với đường Mạc Đĩnh Chi (quận 1). Quán chỉ bán vào buổi trưa, mỗi phần có giá 35.000 đồng.

- Quán bún chả Đồng Xuân ở số B92 Bạch Đằng, quận Tân Bình. Quán bán từ 10h đến chiều tối. Mỗi phần bún chả ở đây có giá 38.000 đồng.

- Quán bún chả Ánh Hồng - 34A Mạc Đĩnh Chi, quận 1. Quán bán từ 7h đến 22h. Mỗi phần ăn có giá 55.000 đồng.

- Quán bún chả Hà Nội - 135 Võ Văn Tần, quận 3. Quán bán từ 7h đến 21h. Mỗi phần bún chả có giá 38.000 đồng.

- Quán bún chả 140 Lý Chính Thắng, quận 3. Quán bán từ 7h đến 22h. Mỗi phần ăn ở đây có giá 55.000 đồng.

Cà Đắng - Ấm lòng Buôn Mê

Loại quả dùng làm nguyên liệu quen thuộc cho tô súp cay nồng đậm đà hương vị sơn cước của đồng bào nhiều dân tộc khắp vùng Đông - Nam Á, là cà đắng. Vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ sẽ giúp du khách lên với nơi đây nhanh nhất và thưởng thức món cà đắng nổi tiếng nơi này.

Súp cà đắng cá hộp.
Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên không quên món cà đắng trong mọi dịp vui đãi khách với món gỏi trộn cá cơm khô hay nấu súp. Cà đắng có nhiều loại: Cà hạt nút nhỏ xíu bằng đầu ngón tay mà trẻ em Ê Đê, Mơ Nông chấm muối ớt ăn sống giòn tan như trẻ người Kinh ở phố nhai kẹo; Loại hình ôvan to bằng quả cà pháo, mầu xanh đậm đắng thường mọc hoang trên rẫy; Loại thuôn dài như cà vú dê được nhà thơ Văn Công Hùng hào hứng giới thiệu trong tiểu phẩm văn hóa ẩm thực Gia Lai. Các loại cà này cây chỉ cao vài tấc đến một mét. Riêng loại sum suê chót vót như cây cổ thụ phải bắc giàn mà đỡ thì lần đầu tiên tôi thấy trong vườn nhà cố nhạc sĩ Phạm Cao Đạt ở phố núi Kon Tum. Đó là giống cà đắng ở tỉnh Atôpư - Nam Lào. Ông A Đôi cán bộ tỉnh Kon Tum sang công tác phát hiện được, mừng lắm xin cả túi quả khô về làm quà cho buôn làng. Nhạc sĩ Cao Đạt điền dã nghiên cứu văn hóa dân gian, nấu ăn ngon, đến đâu cũng thủ sẵn túm quả tươi để tự tay làm bếp và mớ hạt cà tặng gia chủ. Thế là giống cà lạ nhanh chóng bén rễ xanh tốt trên khắp Tây Nguyên với cái tên mới là “cà ông Đạt”.

quả cà đắng có vân xanh trắng
Chỉ cần gieo hạt trên đất ngày tưới hai lần, ba tháng sau lùm cà đã chi chít quả. Chỉ đôi ba trái và nắm đọt lá non đủ ninh thành món súp. Cà đắng hợp với cá. Cá suối, cá khô, cá hộp đều được nên thật dễ nấu. Kỹ hơn thì châm thêm nước xương hầm cho ngọt. Bổ đôi quả cà, lát cắt trắng tinh tỏa mùi thơm mát dễ chịu! Rửa sạch, bỏ cuống, xắt miếng vuông rửa qua nước muối cho ráo nhựa. Phi mỡ với củ nén đập dập cho thơm, thả cà vô xào, châm vài muỗng nước, nêm ít nước mắm ngon, vài quả ớt giầm, đậy vung chờ cà mềm rồi châm vào một hộp cá, đảo cho thấm nhuyễn, nêm nếm lại tý gia vị, thế là xong. Ai không quen cay đắng đành chỉ ngồi nhìn thực khách xì xụp chan húp, hít hà khen ngon mà thèm.

Cà đắng - Món ngon của người dân nơi đây
Nghệ sĩ Trương Ân, người đầu tiên chế tác ra bộ đàn đá san hô độc đáo, chả biết vì sao tự nhận tên thường gọi là “anh Cà”. Dù là khách phương xa hay dân bản địa Tây Nguyên, được thưởng thức một lần những món cà đắng đậm đà do anh Cà hái từ góc vườn nhỏ của Đoàn Ca múa Đắk Lắk tự nấu chiêu đãi, sẽ nhớ hoài không quên.
Vì thế hãy cùng đặt vé máy bay Vinh đi Buôn Ma Thuột để có thể đến với nơi đây và thưởng thức cà đắng ngon và hấp dẫn.

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Nhộn nhịp lễ hội "Bỏ Mả" ở Tây Nguyên

Các dân tộc Tây Nguyên, khi mùa rẫy đã thu hoạch xong là bước vào lễ hội truyền thống, quan trọng trong Đời sống cộng đồng như lễ hội ăn mừng lúa mới, lễ hội bỏ mỏ (bỏ nh mỗ)… tùy theo từng dân tộc diễn ra từ 3-7 ngày vào tháng 9-10 âm lịch hằng năm 9dân tộc Băh nar) hoặc tháng 1-2 âm lịch (dân tộc Jrai) vé máy bay sài gòn đi buôn ma thuột giá rẻ sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian tới với nơi đây.


Tượng nhà mồ Tây Nguyên

Theo phong tục các dân tộc ở Tây Nguyên, khi người thân quá cố thì được đặt trong áo quan làm bằng một khúc cây to có đục lỗ, phía trên được bịt kín bằng ván và trét nhựa cây rừng.

Trước khi hạ huyệt, một già làng bỏ xuống mồ một nắm gạo cho người quá cố. Sau đó, người ta đưa áo quan xuống lấp đất lại. Mộ người quá cố được chôn xong thì lập một nhà mồ tạm. Khu nhà mồ có mái che, người quá cố nằm theo hướng Đông-Tây, đầu quay về hướng mặt trời mọc. Các dân tộc ở Tây Nguyên quan niệm người quá cố có mối liên hệ đồng cảm với thế giới người đang sống. Linh hồn họ vẫn quấn quýt chung quanh, cùng họ lên rẫy trỉa bắp, vào rừng săn thú… Sau đám ma, hàng ngày chủ nhân phải ra làm vệ sinh nhà mồ. Chừng nửa tháng một lần, họ cúng cơm cho tới khi làm lễ bỏ mả, chấm dứt sự quan tâm của người sống đối với người khuất bóng.

Lễ hội bỏ mả
Lễ hội bỏ mả là phá bỏ nhà mồ tạm, san phẳng ngôi mộ, rồi xây dựng trên đó một ngôi nhà mồ to hơn, vững chãi, lâu bền hơn. Đây là nhà mồ thực sự của người quá cố.

Xét về mặt tâm lý, lễ hội bỏ mả là nỗi buồn cùng niềm vui hoà trộn nhau. Nỗi buồn vì đây là lần cuối cùng gia đình người thân phải vĩnh biệt người quá cố. Nhưng niềm vui được bộc lộ vì người sống đã làm tròn trách nhiệm của mình đối với người thân qua đời và không lo hồn ma quấy nhiễu, làm hại cuộc sống con người. Đó cũng là dịp thông báo với cộng đồng về sự giải phóng người goá bụa trước tục lệ khắt khe của buôn làng.

Nhộn nhịp với lễ hội bỏ mả
Lễ hội bỏ mả thường diễn ra từ 3-7 ngày, nhưng việc chuẩn bị cho ngày lễ được mọi người sắp xếp trước đó cả tháng. Trai tráng trong làng vào rừng đốn gỗ, chặt trúc, cắt tranh đem về khu nhà mồ. Gia đình người thân qúa cố làm rất nhiều vò rượu. Thiếu rượu là không làm vui lòng khi chia tay với người quá cố. Ngày khai lê, mở đầu của lễ hội bỏ mả là dỡ nhà mồ cũ để dựng nhà mồ mới diễn ra từ 1-2 ngày. Nhà mồ mới của dân tộc Băhnar làm theo kiểu dáng thường, hai mái thấp bằng tre đan, hang hoa văn hình học, xung quanh không có phên vách” Trên đỉnh nhà mồ trang trí những hình tượng như đàn chim, gia súc và hình người. Những nghệ nhân khéo tay tạc rất nhiều tượng bằng gỗ, gọi là tượng nhà mồ. Các pho tượng này mặc dầu còn thô nhám, nhưng rất có hồn. Các kiểu dáng, đường nét rất sinh động. Như các tượng con khỉ, con trâu, con công… Có tượng người ngồi co ro, gương mặt buồn rười rượi.

Lễ hội dành cho những người quá cố

Người dân tộc Tây Nguyên quan niệm rằng linh hồn người chết sẽ nhập vào các pho tượng. Các pho tượng này sẽ trở thành nô lệ cho linh hồn người quá cố ở thế giới bên kia. Vui buồn, đau khổ, cam chịu, nhẫn nhục đều thể hiện lèn gương mặt từng nhà mồ. Các nghệ nhân tạc tượng cũng chỉ là những người dân bình thường, nhưng bằng cưa rìu( cái búa họ đã thổi hồn vào gỗ, làm hồn in trên từng gương mặt, vóc dáng rất sinh động. Khi đã hoàn tất nhà mồ, các tượng nhà mồ đặt đúng vị trí, thì già làng làm lễ với ý niệm thông báo cho linh hồn người quá cố. Sau đó mời mọi người ăn uống, nhảy múa, đánh cồng chiêng. Ngày tiếp theo là lễ hội chính thức tiễn đưa linh hồn người quá cố về thế giới bên kia. Từ sáng sớm, mọi người tề tựu ở nhà rông để làm thịt trâu, bò… Già làng cúng Giàng, thần linh. Sau đó dân làng mang rượu, thịt tới nhà mồ để tế lễ tiễn đưa người quá cố lần cuối cùng. Già làng tế xong, thân nhân người quá cố vào nhà mồ khóc than lần cuối và chia tay với linh hồn họ. Trong không khí buồn rầu đó lại đan xen những hoạt động vui chơi như ca múa, uống rượu cần… Tiếng cồng, chiêng, trống và đàn sáo vang rộn trong đêm khuya. Giờ đây không còn âm hưởng của lễ tang, các cô gái, chàng trai quấn quýt bên nhau thành vòng xoang uyển chuyển, lúc ẩn lúc hiện, mọi người vui say cho đến khi mặt trời ló dạng ở phương Đông.