Vé máy bay đi Buôn Ma Thuột

Cùng lên Buôn Ma Thuột tìm hiểu danh lam - thắng cảnh

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Thăm chùa Thần Quang Hà Nội

Chùa Thần Quang thường được gọi là chùa Ngũ Xã. Chùa được xây dựng vào thời hậu Lê, giữa thế kỷ XVIII. Chùa thờ Phật và thờ Thiền sư Minh Không, tục truyền Thiền sư Minh Không là vị tổ nghề đúc đồng. Năm 1952, Hòa thượng Thích Mật Đắc cho xây dựng lại ngôi chùa hoàn toàn theo kiến trúc hiện đại. Nếu bạn muốn tìm hiểu về chùa Thần Quang hay xem lịch bay sân bay nội bài để tới với Hà Thành.
Hiện chùa còn lưu giữ pho tượng Đức Phật A Di Đà bằng đồng ở chánh điện là pho tượng đồng cổ lớn nhất Việt Nam, được đúc từ năm 1949 – 1952, cao 3,95m; nặng 10 tấn, và tòa sen cao 1,45m; nặng 3,9 tấn.


Từ năm 1963 đến năm1990 chùa do Nhà nước quản lý. Năm 1989 nhà nước sử dụng chùa làm hội trường Đảng, nhà trẻ, nhà văn hóa. Đến năm 199, Đại đức Chánh Tín tiếp quản, và di dời 20 hộ dân sống trong khuôn viên chùa định cư nơi khác và Đại đức cho trùng tu nhà Tổ, nhà Mẫu. .


Hiện nay Đại đức Thích Chánh Tín là Uy viên Ban trị sự THPG Hà Nội, Chánh thư ký đại diện Phật giáo quận Ba Đình, Uy viên Ban chấp hành Hội Chữ Thập Đỏ quận, Ban chấp hành Mặt trận Tổ quốc phường Trúc Bạch.
Theo: http://dailyvemaybaygiarenhat1.blogspot.com/2014/02/tham-chua-than-quang-ha-noi.html

Tới thăm chùa Giác Lâm

Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở đất Gia Định – Sài Gòn còn tồn tại đến ngày nay. Năm 1744, chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương xây dựng. Trải qua hàng trăm năm, chùa có nhiều tên gọi khác nhau như: Chùa Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm. Ngày nay, Chùa Giác Lâm tọa lạc tại 118 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TPHCM.

Nếu bạn chưa từng được tới ngôi chùa nổi tiếng này bạn có thể xem lịch bay sân bay Tân Sơn Nhất để tới nơi đây nhanh nhất và tới thắp hương tại ngôi chùa Giác Lâm cầu an

Kiến trúc chùa Giác Lâm được xem là tiêu biểu cho lối kiến trúc chùa Nam bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ tam; chính điện là kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, có bốn cột chính gọi là tứ trụ. Chùa nguyên thủy không có cổng tam quan (cổng tam quan được xây dựng năm 1955), mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng. Chùa hình chữ nhật, gồm 3 lớp nhà chính: chính điện, giảng đường, nhà trai, không kể các nhà phụ. Năm 2007, khởi công xây dựng khu giảng đường và tăng xá (phía bên phải chùa - theo hướng nhìn từ trong ra).



Chùa Giác Lâm
Chính điện khá rộng và sâu, có nhiều cột to hơn vòng ôm; khắc câu đối, chữ thiếp vàng. Giữa các hàng cột là các cửa võng, chạm trổ các đề tài trang trí truyền thống như cửu long, tứ linh, tứ quý, hoa điểu… sơn thiếp lộng lẫy.

Toàn chùa Giác Lâm có 38 tháp, các tháp này được xây dựng đầu thế kỷ XIX, tồn tại đến nay đã gần 200 năm, với kỹ thuật xây dựng tinh vi trong việc dùng chất kết dính bằng hỗn hợp vôi, đường, ô dước… Phong cách nghệ thuật trên các tháp mang yếu tố dung hợp các luồng văn hóa giữa các cộng đồng tộc người đang sống cộng cư ở Nam bộ như Khmer, Việt, Chăm… và phần nào yếu tố phương Tây (Pháp), phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ)…

Cổng chùa Giác Lâm

Chùa hiện lưu giữ 118 pho tượng (106 tượng gỗ, 7 tượng đồng, 5 tượng bằng xi măng), trong đó có 113 pho tượng cổ. Trong các pho tượng cổ có bộ tượng Thập Bát La Hán, bộ tượng Thập Điện, bộ tượng Phật và Tứ Chúng gây được sự chú ý của khách đến chiêm bái nhiều nhất. Riêng bộ tượng Thập Bát La Hán là minh chứng rõ nét nhất cho quá trình phát triển của Phật giáo ở Nam bộ, từ ảnh hưởng nặng nề của phái Lâm Tế ở Trung Quốc, dần xác lập được một dòng phái mới mang đặc điểm dân tộc và hoàn toàn của người Việt.

Tới Đà Nẵng du lịch suối "Voi"

Suối Voi hấp dẫn du khách bởi những khối đá lớn, nhỏ, màu đen mốc, tròn trịa như bầy voi đang lội nước. Từ nội thành Đà Nẵngđi ra hướng Huế khoảng 50 km, đến Km879 thì rẽ tay trái thêm khoảng 3 km về hướng tây, ngang qua xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế là đến khu du lịch sinh thái Suối Voi. Hãy tìm hiểu lịch bay Hà Nội Đà Nẵng để có một chuyến bay nhanh nhất tới suối Voi Đà Nẵng.


Đây là một quần thể có nhiều đoạn suối đá đẹp, nằm ven cánh rừng đại ngàn với phong cảnh rất hữu tình. Dòng suối trong xanh chảy qua những khối đá trông như bầy voi đang lội nước. Đặc biệt, có một tảng đá giống hình con voi phủ phục trên bờ với cái vòi dài đưa ra giữa suối. Dưới vòi voi đá có một vùng nước sâu, rộng khoảng 30 m2. Ở đây, làn nước trong xanh, in hình mây trắng bàng bạc trôi và những cánh rừng đại ngàn. Du khách thả sức chơi đùa, bơi lội.

Hai bên bờ suối là khu nghỉ dưỡng dân dã với những lán tranh tre nứa lá. Đi lên phía thượng nguồn, bạn sẽ bắt gặp những thác lớn từ cánh rừng nguyên sinh của dãy Trường Sơn hùng vĩ đổ về trắng xóa. Có đoạn làn nước trong xanh, yên tĩnh, có đoạn nước xô vào đá, tung bọt trắng xóa. Hai bên bờ xuất hiện những ghềnh đá màu vàng, xanh với những hình thù kỳ bí. Có tảng đá lớn cỡ ngôi nhà, mặt trên phẳng và rộng, chung quanh nước chảy rì rào, có thể làm nơi sinh hoạt, vui chơi cho hàng chục người.


Suối Voi Đà Nẵng

Đi thêm một đoạn nữa, du khách bắt gặp những suối con từ rừng già chảy ra qua những tảng đá lớn nhỏ chen chúc nhau. Ở chốn cỏ cây chen đá, lá chen hoa này, bạn có thể ngồi thư giãn để an dưỡng tinh thần. Càng lên cao càng gặp nhiều thác tung bụi nước lên những tán cây, tạo nên cầu vồng nhiều màu sắc lung linh huyền ảo.

Men theo con đường ngoằn ngoèo bên những tảng đá ven suối, bạn sẽ gặp những cây đại thụ có gốc to khoảng ba bốn người ôm. Từ những gốc cây này mọc ra những tai nấm khổng lồ, to như tai voi, hai người có thể ngồi trú mà tâm sự. Giữa các cây đại thụ có nhiều dây leo chằng chịt cỡ bắp tay người lớn, bạn có thể ngồi và đánh võng từ bờ bên này suối qua bờ bên kia và ngược lại. Thỉnh thoảng, nhánh cây mục, lá khô rơi xuống suối, đàn cá con tưởng mồi, từ trong các hốc đá lao ra tranh nhau, tung tóe cả mặt nước.

Du khách có thể men theo các vách đá để bắt cua đá, ốc, các loại cá con... Sống ở suối nước chảy nên ốc rất sạch, thịt trắng, ăn giòn và ngọt. Vì là rừng nguyên sinh, nơi đây còn có nhiều loại chim, thú rừng quý hiếm như sơn dương, mang, lợn rừng, sáo, khướu, trĩ, và nhiều loại hoa dại khoe sắc rực rỡ. Nơi đây còn hấp dẫn các bạn trẻ thích khám phá bằng hành trình chinh phục đỉnh Hang Nai, Đá Bàng kỳ thú...

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

4 món ăn vặt không thể bỏ qua khi tới Đà Nẵng

Nếu bạn biết những món ngon Đà Nẵng thì có lẽ bạn đã nếm qua các món bánh tráng kẹp, kem xôi, tàu hũ cocktail, sữa chua muối và mít lạnh…Những món ngon dành cho các du khách khi đặt chân tới Đà Nẵng. Xem lịch bay sân bay Đà Nẵng để bay tới Đà Nẵng và thưởng thức những món ngon tại Đà Nẵng.

Bánh tráng kẹp

Bánh tráng kẹp không có nơi nào ngon và đậm đà, đa dạng như ở Đà Nẵng. Từ một loại bánh tráng tương ban đầu, người vùng này đã chế biến ra thành đủ loại bánh tráng kẹp pate, kẹp trứng, bò khô với vô vàn kiểu hình: cuốn, trải rộng, ướt, khô, ốp la… Dù là loại bánh tráng nào, người ăn cũng phải chấm với loại nước tương chuyên dụng có màu đỏ au của xốt bò khô, sánh mịn quyện lẫn vị mặn ngọt cùng chút cay nồng của ớt rim thì mới ngon và hợp vị.
Báng tráng có giá bán từ 8.000 đồng/đĩa. Tại Đà Nẵng có rất nhiều nơi bán món này.
Bánh tráng kẹp patê

Bánh tráng kẹp trứng
Kem xôi
Với thời tiết nắng nóng, oi bức của miền Trung, còn gì tuyệt hơn khi nhâm nhi những muỗng kem mát lạnh. Kem xôi là một món quà vặt khá thú vị của Đà Nẵng. Vị mát lạnh, thơm lưng của những viên kem socola, sầu riêng, vani… quyện với từng hạt xôi dẻo nấu chung với đậu xanh được chế biến cầu kỳ, thêm vào đó là chút béo ngậy của sợi dừa sẽ khiến bạn không thể quên khi đã một lần thưởng thức.

Kem xôi Đà Nẵng
Tàu hũ cocktail

Nguyên liệu là từ đậu nành nhưng tàu hũ ở Đà Nẵng rất đặc, mịn và kết dính cao. Khi đổ đậu ra đĩa không vỡ nát nên thoạt nhìn người ta sẽ nghĩ ngay đến món rau câu mát lạnh. Tàu hũ thường được đựng trong những chiếc khuôn hình tròn. Tùy theo sở thích của khách, chủ tiệm kèm đá và các hương vị, hoa quả khác như socola, sầu riêng hay cocktail (hỗn hợp trái cây trộn cùng siro)… Múc từng thìa tàu hũ nhỏ đưa vào miệng, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt được vị thơm, bùi, béo, mịn của đậu nành làm kỳ công hòa chung vị ngọt của đường.
Một điểm lưu ý nhỏ là tàu hũ phải ăn nhanh bởi nếu để đá tan hết thì vị của tàu hũ sẽ nhạt đi phần nào. 

Tìm hiểu lịch sử về Hồ Tây

Là một đoạn sông Hồng cổ còn rớt lại sau khi đã đổi dòng, Hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) hiện còn rộng hơn 526ha, với con đường bao quanh dài gần 17km. Một vùng sóng nước mênh mang phía Tây bắc Hà Nội, Hồ Tây hấp dẫn ngay ở những truyền thuyết về nguồn gốc và những cái tên của nó. Lịch bay Đà Nẵng Hà Nội sẽ đưa bạn đến với Hồ Tây và tìm hiểu những điều thú vị nơi đây.


Truyện “Hồ Tinh” kể rằng, có con cáo chín đuôi ẩn nấp làm hại dân, Long Quân dâng nước lên phá hang cáo, hang sập thành ra hồ gọi là hồ (đầm) Xác Cáo.

Truyện “Không Lộ đúc chuông” lại kể, có nhà sư có tài thu đồng đen của phương Bắc, đem đúc thành chuông, khi thỉnh, tiếng vang tận phương Bắc. Đồng đen là mẹ vàng nên con trâu vàng phương Bắc nghe tiếng chuông liền vùng đi tìm mẹ, đến đây quần thảo làm đất sụt thành hồ khiến hồ có tên là Kim Ngưu (Trâu Vàng). Hồ trong sáng như gương, sóng vỗ dạt dào nên gọi là Lãng Bạc. Hồ cong cong như vầng trăng khuyết nên gọi là hồ Nga My.


Theo thư tịch cổ, thế kỷ XI, hồ được gọi là Dâm Đàm (đầm Mù Sương). Hồ ở phía tây kinh thành Thăng Long, từ thế kỷ 15, thời Lê, hồ được gọi là Hồ Tây. Dưới con mắt các nhà địa lý học, Hồ Tây là “động thiên phúc địa”. Đất Hồ Tây có thế Long phượng trình tường - Phượng hoàng ẩm thủy, trên thì thuận canh tác tằm tang, dưới thì tiện giao thông, chài lưới...

Ven bờ Hồ Tây có 13 làng: đỉnh phía bắc là làng Nhật Tân, bờ phía đông là làng Quảng Bá, rồi tới Tây Hồ, Nghi Tàm, Yên Phụ. Bờ nam là làng Thụy Khuê, Hồ Khẩu, Đông Xã, An Thọ và Yên Thái. Bờ tây có làng Vệ Hồ, Trích Sài và Võng Thị.

Các làng nay đã thành phường, nhưng trong tiềm thức người dân vẫn thấp thoáng những huyền tích để đời. Làng Nghi Tàm, quê hương của Bà huyện Thanh Quan, có chùa Kim Liên, thờ công chúa Từ Hoa, người đã dạy dân trồng dâu nuôi tằm, xe tơ dệt lụa.

đường thanh niên
Làng Nhật Tân có những vườn đào danh tiếng, tương truyền là nơi Lạc Thị đời Hồng Bàng sinh ra một bọc trứng nở thành bảy con rồng. Đình Nhật Tân thờ thánh Uy Linh Lang, nhân vật huyền thoại thường hiển linh những lúc nguy nan, cứu giúp nhân dân khỏi nạn lũ lụt. Làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô, thứ phi của vua Lê Thánh Tông, gắn với truyền thuyết diệt hồ ly tinh.

Làng Thụy Khê có chùa Bà Đanh, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ nổi tiếng là thắng cảnh của Thăng Long. Làng Hồ Khẩu có chùa Tĩnh Lâu, nhìn ra Hồ Tây, có vườn cây trái um tùm. Cạnh đó là đền Đồng Cổ xây dựng năm 1028, thời vua Lý Thái Tông, thờ thần trống đồng, nổi danh với hội thề Trung hiếu.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cứ dịp mùng 4/4 âm lịch hàng năm, vua cùng trăm quan lại đến đền Đồng Cổ cùng thề "Làm tôi hết lòng trung, làm quan trong sạch, ai trái lời thề này, thần minh giết chết"...

Phủ Tây Hồ nằm trên doi đất hình kim quy, giữa dạt dào sóng nước, bên trái có long chầu, bên phải có hổ phục, nổi tiếng là điểm hành hương của du khách bốn phương. Phủ thờ bà chúa Liễu Hạnh, trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian, hội đủ những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Câu chuyện về cuộc tao ngộ văn chương đầy mộng mơ giữa Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (1528-1613) và bà chúa Liễu Hạnh là một lý giải vì sao những người đang yêu, đặc biệt là phụ nữ lại thích đến đây để cầu duyên và những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình.

Ông Trương Công Đức, 75 tuổi, trông nom việc phủ hàng chục năm nay, cho biết khách đến phủ đông, bên cạnh người hành hương có cả những người vì mê thưởng ngoạn cảnh đẹp và câu chuyện tình-thơ lãng mạn lưu truyền trong dân gian nữa.

Phủ Tây Hồ chỉ là một trong số 62 di tích lịch sử, danh thắng của vùng đất cổ Tây Hồ. Riêng khu vực xung quanh Hồ Tây có tới 12 chùa, 5 đền, 4 ngôi đình đã được xếp hạng, với 102 bia đá, 165 câu đối, 140 bức hoành phi, 18 quả chuông cổ, trên 300 pho tượng đồng, gỗ, đá, cùng khoảng 60 sắc phong. Hơn 10 năm qua, quận Tây Hồ đã huy động hàng chục tỷ đồng từ ngân sách và đóng góp của nhân dân để gìn giữ vốn di sản phong phú này.

Hằng năm, trên địa bàn quận Tây Hồ còn có khoảng 14 lễ hội truyền thống, phản ánh nét văn hóa làng xã đặc trưng của vùng Hồ Tây. Trân trọng những giá trị văn hóa tinh thần quý báu, Phòng văn hóa Quận Tây Hồ đã chủ động tập hợp tư liệu, quay hình ảnh các lễ hội và cùng với nhân dân địa phương động viên những người trẻ tuổi tham gia các đội tế của các làng xã, làm cơ sở cho việc phục dựng một số lễ hội tiêu biểu hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long

Ấn tượng phố cổ Hà Nội

Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, những hoài nghi ban đầu về hiệu quả của tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân và chợ đêm Đồng Xuân dần biến mất, thay vào đó là một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách gần xa tới mua sắm, tham quan, thưởng thức văn hóa nghệ thuật. Hãy cùng xem lịch bay Đà Nẵng Hà Nội để tới với nơi đây và thưởng thức 36 phố phường ở Hà Nội

Phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân và chợ đêm Đồng Xuân đã thể hiện được nhiệm vụ chính là khai thác nét văn hóa phố cổ Hà Nội; quảng bá kiến trúc, không gian phố cổ; giới thiệu sản phẩm làng nghề phố nghề Hà Nội và xây dựng điểm đến của du lịch Hà Nội.

Không thể phủ nhận được một số bất cập nhỏ còn tồn tại ở không gian đi bộ phố cổ và chợ đêm Đồng Xuân nhưng nếu nhìn vào những cái lớn hơn thì tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân và chợ đêm Đồng Xuân đã thể hiện được một phần linh hồn phố cổ Hà Nội.


Nét văn hóa phổ cổ

Tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân kết nối với chợ đêm Đồng Xuân thành một không gian đi bộ phố cổ về đêm, dài gần 3km với điểm bắt đầu từ phố Hàng Đào, ngay sát hồ Hoàn Kiếm.

Phố đi bộ được tổ chức vào 3 buổi tối cuối tuần từ thứ 6 đến Chủ nhật, còn chợ đêm Đồng Xuân họp cả tuần, đặc biệt thứ 7 hàng tuần chợ còn tổ chức hoạt động văn nghệ dân gian như hát chèo, xẩm, ca trù, quan họ do Hội Nhạc sỹ Việt Nam thực hiện.


Ông Đỗ Xuân Thủy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Xuân (đơn vị quản lý tuyến phố đi bộ và chợ đêm Đồng Xuân), cho biết tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân và chợ đêm Đồng Xuân đã giới thiệu được yếu tố văn hóa, kiến trúc không gian phố cổ tới du khách trong nước và quốc tế; tạo điều kiện cho du khách khám phá Hà Nội về đêm, thông qua đó thu hút ngày càng đông hơn du khách đến tham quan Hà Nội.

Hòa vào dòng người đi chơi trong không gian đi bộ phố cổ mới cảm nhận được sức hấp dẫn của chợ đêm và phố cổ đêm; cho dù tiết trời nóng nực đêm mùa hạ cũng không nản bước chân người mua sắm, tham quan.

Suốt theo dọc tuyến phố đi bộ và chợ đêm Đồng Xuân, người ta có thể khám phá một phố cổ Hà Nội lung linh trong ánh đèn với thói quen sinh hoạt của người dân; đồng thời mua sắm những hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng tại những dãy sạp hàng dựng trong tuyến phố.

Hơn 3.000 hộ kinh doanh đêm trên khắp tuyến phố đi bộ và chợ đêm tạo ra sức hấp dẫn về mua sắm hàng hóa với giá cả rất bình dân. Điều đặc biệt, ngay cạnh những dãy hàng náo nhiệt người ta vẫn cảm nhận được một đêm phố cổ trầm mặc qua những mái ngói thâm nâu thiếu ánh đèn hay những căn nhà im lìm đóng cửa sau lưng.


Những căn nhà nho nhỏ, lô xô nằm nép mình vào nhau gợi lên cảm giác hoài cổ cho du khách đúng với bản chất cổ kính của những khu phố cổ. Anh John Lancaster, du khách đến từ Mỹ nói: “Tôi đã đi chợ đêm và phố cổ nhiều nước nhưng tôi thấy tuyến phố đi bộ và chợ đêm Đồng Xuân mang một đặc trưng riêng của Hà Nội, rất thú vị và tôi cũng mua rất nhiều hàng lưu niệm ở đây”.

Còn bà Lê Thị Lộc, nhà ở 113 phố Trúc Bạch, năm nay đã hơn 80 tuổi, lại đến chơi chợ đêm vì một lẽ khác. Bà rất thích chèo tổ chức ở đây và hôm nay có nghệ sỹ Thanh Ngoan biểu diễn nên bà say mê xem từ đầu đến cuối mới về.

Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, chủ trương của thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm tiếp tục mở rộng không gian đi bộ phố cổ Hà Nội.

Công ty cổ phần Đồng Xuân đã tiến hành nghiên cứu, đưa ra phương án mở rộng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc khu phố cổ Hà Nội với phạm vi mở rộng ra khu bảo tồn cấp 1 từ phố Hàng Buồm - Hàng Giầy - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến - Mã Mây.

Khu vực này còn lưu giữ lại nhiều công trình kiến trúc độc đáo do đó công ty phát triển theo hướng bảo tồn, khai thác giá trị lịch sử của các khu phố này.

Ông Đỗ Xuân Thủy cho biết, các khu phố này có nhiều cửa hàng ẩm thực nổi tiếng của Hà Nội xưa do đó chúng tôi vừa khai thác giá trị văn hóa vừa khai thác lợi thế ẩm thực.

Hướng xây dựng của đề án là thúc đẩy phát triển thành khu phố ẩm thực, khuyến khích các nghệ nhân đưa ẩm thực độc đáo của Hà Nội vào bày bán, vận động người dân mở cửa hàng ẩm thực Bắc - Trung - Nam.
Khi đã đến với Hà Nội ngoài những con phố nổi tiếng ở nơi đây còn nổi tiếng với những món ăn ngon và hấp dẫn. Tra lịch bay sân bay nội bài sẽ giúp bạn đến và thưởng thức món ăn tuyệt vời và nền văn hóa lâu đời.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Thưởng thức cá lăng ngon ở Buôn Mê Thuột

Nằm cách Đà Lạt khoảng 150 km, khu du lịch rừng Madagui là một phần của rừng Quốc gia nam Cát Tiên. Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên với hệ thống sông suối và hang động liên hoàn đã tạo cho khu du lịch sinh thái này một sức hút rất riêng đối với du khách. Đến với Madagui, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, khám phá và trải nghiệm những trò chơi mạo hiểm ở đây như chèo thuyền vượt thác, đi thuyền độc mộc trên sông, cưỡi ngựa.

Hãy đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột để lên với nơi đây nhanh nhất và thưởng thức loài cá da trơn nổi tiếng và hấp dẫn này.

Sau khi đã mệt nhoài với các trò chơi, những món ăn được chế biến từ nguyên liệu có sẵn trong rừng khiến thực khách phải mê mẩn như: măng rừng xào tỏi; khổ qua rừng xào trứng; ếch rừng xào lăng; cá trèn chiên giòn... Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng thức đủ món ăn ngon từ cá lăng, một loại cá đặc sản sống ở các con sông, con suối của khu rừng này. 


Cá lăng nướng muối ớt ăn kèm với bánh tráng và các loại rau rừng luôn được du khách ưa thích khi đến Madagui.


Cá lăng là loại cá da trơn nước ngọt có giá trị cao về kinh tế. Ở Việt Nam, cá lăng sinh sống chủ yếu ở các vùng sông suối, thác ghềnh..., nhiều nhất là vùng núi Tây Bắc và khu vực Tây Nguyên. Nhờ sinh sống trong môi trường tự nhiên nên thịt cá săn chắc, ăn có vị ngọt và không có mùi tanh nên rất được ưa thích.

Ở rừng núi Madagui, cá lăng sau khi đánh bắt thường được chế biến thành nhiều món ngon như: canh chua cá lăng nấu với măng rừng; cá lăng nấu lẩu; nướng muối ớt; kho măng chua hay nấu canh riêu...


Canh riêu cá lăng là sự biến tấu đầy hấp dẫn khi kết hợp giữa món cá rừng Tây Nguyên với cách nấu canh chua của người miền Bắc.

Trong tiết trời se se lạnh của núi rừng Tây Nguyên khi về chiều, món cá lăng nướng muối ớt thường rất được lòng du khách. Những con cá lăng sau khi làm sạch được để nguyên con hoặc thái thành lát tùy theo sở thích của từng người. Cá được ướp sơ qua với muối ớt rồi nướng chín trên bếp than hồng, tiếng xèo xèo của mỡ cá cùng với hương thơm dậy mùi lan tỏa trong không khí làm bạn khó có thể cưỡng lại được. Chỉ cần thêm một ít rau rừng, dăm chiếc bánh tráng là bạn đã có thể thỏa sức thưởng thức món ăn ngon miệng này.


Nồi lẩu chua bốc khói luôn là món ăn thích hợp trong tiết trời se lạnh giữa núi rừng Tây Nguyên.

Ngoài món cá nướng, lẩu chua cũng là món ăn rất được lòng du khách. Nồi lẩu thơm ngon bốc khói vừa giúp thực khách ngon miệng vừa xua đi cái lành lạnh của núi rừng trong tiết trời mùa đông. Nếu đi cùng gia đình, bạn có thể lựa chọn một bữa cơm ấm cúng, thỏa mãn vị giác với món cá lăng kho măng chua, canh cá lăng nấu măng hoặc canh riêu cá...

Chỉ đơn giản là thế, nhưng núi rừng Madagui với món cá lăng đặc sản luôn là điểm đến hấp dẫn khiến du khách phải quay lại sau khi đã đến đây.

Kinh hoàng "Làng ăn sâu" ở Buôn Ma Thuột

Cứ vào đầu mùa mưa các loại sâu ăn lá không biết từ đâu về “cập bến” Tây nguyên làm hại mùa màng của dân khiến họ lo lắng. Lúc đầu là số sâu đếm trên đầu ngón tay, về sau sâu sinh sôi nảy nở đến chóng mặt và có mặt ở khắp các cành cây ngọn lá.

Cùng đến với đại lý Jetstar đặt vé máy bay JetStar đi Buôn Ma Thuột để lên với nơi đây và tới với vùng đất của làng ăn sâu bọ
Lưu thông trên những con đường có cây muồng, nhiều người sẽ giật mình bởi sâu bu cây "nhiều như giặc". Sâu trên các cành cây, tán lá như đánh đu trêu ngươi người đi đường. Thỉnh thoảng những chú sâu “thả dù” nhảy tõm vào đầu người, nhất là sâu nhảy dù vào tóc thiếu nữ làm họ hét toáng lên và kinh hãi.


Gần vào mùa mưa, sâu bọ lũ lượt kéo về khiến cây cối trơ trụi lá 

Ở vùng đất Tây Nguyên, mùa này người dân bắt đầu nỗi lo cảnh sâu tàn phá cây cối. Cây cối đang xanh tốt chỉ sau vài ngày sâu về làm tổ đã sạch bóng không còn một chiếc lá, lộ ra chỉ còn thân cây gầy guộc, mỏng manh.

Cảnh sâu “nhảy dù” bò lổm ngổm trên mặt đất khiến ai thấy cũng kinh hãi. Sâu nhiều vô kể, những ai đi ra đường không đội nón sẽ bị sâu “hỏi thăm” là lẽ thường.


Từng rổ sâu được thu gom chỉ sau thời gian ngắn đi bắt 

Sợ nhất vẫn là các nữ sinh trên đường đi học, đang tung tăng vui cười bỗng từ trên trời rơi xuống chú sâu làm họ phát hoảng cứ như ai ném đá mình.

Bạn Nguyễn Thị Dung trường THPT Y Jut kể lại: “Mấy ngày xin nghỉ học về quê có việc gặp lại tay bắt mặt mừng ôm nhau thắm thiết. Khi người này ôm người kia và thấy sâu bò ngang vai, trên những vạt áo của bạn mình rồi lăn đùng ngất xỉu tại lớp học. Không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra và rất hốt hoảng. Khi nữ sinh này tỉnh lại và được hỏi vì sao sợ hãi đến ngất xỉu thì người này chỉ vào áo người kia kêu to “sâu…sâu”.

Lấy độc trị độc

Dùng thuốc trừ sâu nhưng tác dụng không khả quan, người dân ở một số huyện các tỉnh Tây Nguyên đã nghĩ ra biện pháp “lấy độc trị độc”. Không còn cách nào khác là phải sống chung với sâu và phải làm sao cho sâu… sợ mình. Hàng ngày một số người đã bỏ công sức đi bắt những “giặc cây” này đem về chế biến thành những món ăn.

“Lúc đầu khi mới ăn sâu không quen lắm sợ bị bệnh tật vào người. Nhưng sau này ăn nhiều đâm ra ghiền. Có khi một thời gian dài không được ăn sâu lại thèm vì không phải mùa nào cũng có sâu nhiều như vậy. “Giặc lá” chỉ có nhiều vào đầu mùa mưa, đến cuối mùa mưa vòng đời sinh nở của nó cũng hết và phải đợi đến mùa mưa năm sau”- anh Nguyễn Hữu Tuấn chia sẻ.


Với người dân khu vực Tây Nguyên, sâu là món ăn bổ dưỡng 

Khi rảnh rỗi một số người dân lại cùng những chiếc rổ nhựa, vài cái gậy đi đến những cây muồng bắt sâu đem về ăn.

Sâu nhiều đến nỗi đi bắt chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút đã đầy một rổ nhỏ. Anh bạn đi bên tôi thủ thỉ: không khéo sau này sâu lại là đặc sản của nhà hàng. Lúc ấy người sẽ không còn sợ sâu nữa mà sâu lại phải sợ người ấy chứ.

Rảo bộ trên những con đường nhỏ của miền quê nghèo Krông Ana (Đắk Lắk), nhìn những hàng cây mới hôm nào còn xanh rì, giờ đã bị sâu ăn trụi lá.

Một anh chàng người Êđê hớn hở cầm trên tay một chiếc rổ nhỏ, lại gần mới biết là rổ sâu nói: “Thức ăn trưa của gia đình tôi đấy”. Thế rồi, anh chàng huyên thuyên với tôi về cách chế biến cũng như hương vị khi ăn “giặc lá”.


Sâu là món khoái khẩu của người dân nơi đây

Ở nhiều nước trên thế giới, việc ăn côn trùng không còn xa lạ. Năm 2011, Liên minh châu Âu (EU) quyết định đầu tư khoảng 4 triệu USD cho dự án khuyến khích người dân ăn những loại côn trùng trong bữa ăn hàng ngày nhằm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Theo anh này, có nhiều cách chế biến món sâu. Ai thích cảm giác mạnh thì ăn sống sâu muồng, ai thích cảm nhận hương vị bùi của nó thì chiên lên rồi dùng mắm xào, ai thích ăn theo kiểu luộc thì sẽ cảm nhận hương vị béo nhậy của nó. Tôi không tin là người ta dám ăn sâu sống thì ngay lập tức anh chàng cho con sâu vào miệng rồi nhai ngấu nghiến một cách ngon lành. Cùng xem lịch bay Jetstar để lên và tìm hiểu ngôi làng kỳ lạ giữa lòng Tây Nguyên

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Bánh xèo ngon ngon ở Đà Nẵng

Tôi là người thích du lịch và thích ẩm thực. Vào một dịp tình cờ tôi đi công tác và đã xem lịch bay sân bay Đà Nẵng và đã có một chuyến đi tới Đà Nẵng vào tháng 7 năm trước. Điều mà tôi ấn tượng khi tới đây chính là con người nơi đây,họ rất thân thiện. Khi tới nơi đây món thích nhất vẫn là món ăn. và tôi vẫn thích bánh xèo ở ngay Đà Nẵng bởi nó không nhỏ tới mức “làm điệu” như bánh khoái, nhưng không bự chác như ở Sài Gòn. Bánh xèo ở Đà Nẵng được làm tự bột gạo xay có thêm lòng đỏ trứng và bột nghệ, đúc trên chảo nóng. Tôm thì tôm đồng, tôm sông còn nhảy tanh tách. Thịt thì thịt ba chỉ tươi roi rói nửa nạc nửa mỡ. Rau sống thì ngoài những lọa rau phổ thông như , xà lách, húng quế còn nhất thiết phải có đủ chuối chát, rau cải con… Nước tương được pha chế từ gan heo và đậu phụng xay tạo thành một loại nước chấm có hương vị bùi bùi, béo béo, bên cạnh một chén nước mắm ớt tỏi pha theo kiểu truyền thống. Thêm xấp bánh tráng mỏng hoặc có thể những lá cải cay to hơn bàn tay có thể thay thế bánh tráng dùng để cuốn bánh xèo…


Cứ lâu lâu không ăn bánh xèo, cứ mưa dầm gió rét, trời trở se lạnh thì người Đà Nẵng lại bất chợt nhớ bánh xèo. Khi chuẩn bị bột và các nguyên liệu phụ như giá, thịt, dầu phụng xong, người ta bắt tay vào đổ bánh xèo. Mọi người trong gia đình xum tụ quanh bếp lò cùng nhau “ xèo, xèo, xèo” vừa ấm cúng lại vừa thi vị. Những chiếc chảo con thân trệt được bày lên bếp như những chiếc cồng chiên trông lạ mắt. Khi chảo nóng, người ta dùng một nhúm thân hành nhúng dầu phụng thấm đều quanh chảo và đặt vào lòng chảo một vài con tôm và thịt ba chỉ xắt nhỏ. Thịt và tôm đã được ướp mắm, muối, gia vị và chấy sơ qua cho vừa chín. Dầu chín toả mùi thơm thì dùng vá múc nước bột gạo đổ vào chảo. Bột gặp dầu nóng phát ra tiếng kêu “xèo, xèo” nghe rất vui tai. Có lẽ vì những âm thanh này mà người ta đặt tên bánh là bánh xèo chăng?


Tiêu chuẩn ăn Bánh xèo ngon là nhờ nước tương, bánh phải giòn vừa phải có mùi béo ngậy của dầu phụng, vị ngọt của tôm và thịt nạc, rau phải xanh và đủ loại, thiếu 1 trong các yếu tố trên thì chưa phải là 1 đĩa bánh xèo ngon. Bánh phải ăn nóng mới đúng điệu, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa mà chỉ dùng tay. Khi thưởng thức bánh xèo ngoài việc dùng khứu giác, vị giác ra, bắt buộc người ăn phải dùng đến xúc giác, thính giác mới thấy hết phần hấp dẫn.

Vé máy bay đi Buôn Ma Thuột: Hủ tiếu sườn non ở Sài Gòn

Vé máy bay đi Buôn Ma Thuột: Hủ tiếu sườn non ở Sài Gòn: Bạn thích đi du lịch và khám phá ẩm thực. Hãy đến với Thành phố Sài Gòn và hưởng thức ẩm thực nơi đây bằng cách xem lịch bay Đà Nẵng Hồ Chí ...

Hủ tiếu sườn non ở Sài Gòn

Bạn thích đi du lịch và khám phá ẩm thực. Hãy đến với Thành phố Sài Gòn và hưởng thức ẩm thực nơi đây bằng cách xem lịch bay Đà Nẵng Hồ Chí Minh để lên và cảm nhận ẩm thực phong phú và giao thoa giữa các vùng.

Có nguồn gốc từ thành phố biển Vũng Tàu, quán hủ tiếu sườn non ngay góc đường Trần Hưng Đạo (quận 1, TP HCM) thu hút rất đông thực khách đến ăn mỗi ngày mặc dù mức giá không hề rẻ. Được biến thể từ món hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng, nhưng thay cho tôm, gan, thịt... truyền thống, bát hủ tiếu ở đây chỉ có một nguyên liệu duy nhất là sườn non.

Mỗi bát hủ tiếu sườn non có giá khá cao với 55.000 đồng, nhưng thực khách của quán vẫn rất đông.

Tuy chỉ có sườn non nhưng món ăn không hề đơn điệu hay đem lại cảm giác ngấy cho thực khách. Những khúc sườn được chặt vừa ăn, ít mỡ được ninh mềm và thấm đẫm vị ngọt xương của nước dùng rất vừa miệng. Ngoài sườn non thì nước dùng chính là điểm cộng cho món ăn này. Nước dùng trong, có vị ngọt thanh đặc trưng của nước hầm xương.

Sợi hủ tiếu ở đây không có gì khác so với sợi bánh của hủ tiếu Nam Vang. Sợi bánh có màu trắng đục, được nấu chín mềm nhưng không bở, khi ăn hơi dai. Ăn kèm với hủ tiếu sườn non là đĩa rau sống xanh mướt với xà lách, cần tây, giá tươi. Bên cạnh đó là chén nước chấm thơm ngon làm tăng thêm hương vị đậm đà khi ăn kèm với sườn non.

Những hình ảnh:

Sườn non được chặt miếng vừa ăn, hầm chín mềm nhưng không nát. Chén nước chấm được pha từ nước tương, ớt trái, tương ớt cùng tỏi cháy vừa đậm đà vừa thơm ngon.

Sợi bánh có màu trắng đục, mềm, nhưng không bở.

Đĩa rau sống xanh mướt với các loại rau như: xà lách, hẹ, giá tươi và cần tây.

Địa chỉ dành cho bạn: 147A Trần Hưng Đạo, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP HCM. Quán bán từ 6h đến 24h hằng ngày. Mỗi bát hủ tiếu sườn non ở đây có giá 55.000 đồng. Ngoài hủ tiếu sườn non, bạn có thể ăn sủi cảo, bánh khọt cũng rất ngon miệng.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Thưởng thức cơm tấm sườn bì ở Sài Gòn

Tọa lạc trên đường Nguyễn Phi Khanh (quận 1, TP HCM) ít người qua lại, quán ăn ở đây là địa điểm quen thuộc của giới văn phòng từ những tòa nhà cao tầng gần đó. Chỉ bán duy nhất món cơm tấm nổi tiếng của người Sài Gòn, nhưng quán trở nên nổi tiếng vì các nguyên liệu ăn kèm vừa phong phú vừa rất ngon miệng. Nếu bạn chưa có dịp ăn món ngon này hãy xem lịch bay sân bay Tân Sơn Nhất để vào với thành phố hoa lệ bằng đường hàng không và thưởng thức nó.


Thành phần nguyên liệu ăn kèm phong phú đem đến sự hấp dẫn cho món cơm tấm quen thuộc ở Sài Gòn.
Nguyên liệu ăn kèm rất hấp dẫn như: sườn nướng, chả cua, bì, nem nướng hay chả... trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến chả cua và nem nướng. Đây là hai thành phần được nhiều thực khách lựa chọn. Từng viên nem được nướng chín vàng ươm bên ngoài, bên trong lại mềm dai nhìn rất đẹp mắt và ngon miệng. Nem cũng được nướng cháy cạnh tỏa hương thơm nhẹ, khi ăn giòn sần sật với độ dai rất vừa phải.


Bì được trộn với thịt nạc, thính gạo rang vàng, có vị bùi bùi thơm ngon.

Ngoài ra, sườn nướng, bì hay chả ở quán cũng được đánh giá rất cao. Miếng sườn có độ dày vừa, được ướp thấm gia vị và nướng vừa chín đến, khi ăn mềm và giữ được vị ngọt tự nhiên của thịt. Những thực khách thích món cơm tấm bì chả chắc chắn sẽ hài lòng.

Phần bì rất chất lượng với sợi bì nhỏ được phủ lớp thính vàng thơm ngon bên ngoài, thịt lợn trộn kèm hoàn toàn là thịt nạc thái nhỏ nên không mang lại cảm giác ngấy cho người ăn. Bên cạnh đó, phần chả ở đây được làm hơi mềm, béo nhưng rất đậm đà. Nước chấm được pha có màu cánh gián với độ sánh cùng vị ngọt vừa phải làm tăng thêm hương vị đậm đà cho món ăn.

Bạn có thể ghé đến địa chỉ: 113 Nguyễn Phi Khanh, phường Tân Định, quận 1, TP HCM để thưởng thức cơm tấm thơm ngon ở đây. Quán bán từ 6h đến 13h hằng ngày. Mỗi đĩa cơm tấm với hai món ăn kèm ở quán có giá từ 35.000 đồng.

Xem thêm thành phần những món ăn ngon ở quán:



Miếng chả mềm, hấp vừa chín đến và có vị béo khi ăn.



Sườn được ướp rất vừa ăn, khi nướng cũng vừa chín đến giúp cho miếng sường vừa đẹp mắt vừa không bị mất đi vị ngọt thịt.



Chả cua vàng ươm bên ngoài, mềm dai bên trong cùng vị thơm nhẹ của cua.



Nem nướng cháy cạnh, khi ăn giòn sần sật rất ngon miệng.

Những địa điểm bún ốc ngon ở Hà Nội

Nếu bạn ở các tình thành khác mà không phải Hà Nội hãy xem lịch bay sân bay nội bài để đến với nơi đây và thưởng thức món bún riêu, bún ốc đầu năm còn như một nét văn hóa đặc sắc mà mỗi năm chỉ xuất hiện một lần. Để niềm vui ngày xuân trọn vẹn, dưới đây là một số quán ốc ngon, uy tín ở Hà thành mà các bạn có thể tham khảo.

1. Quán ốc bà Béo – Hòe Nhai:

Từ lâu nay, quán ốc bà Béo nằm ngay đầu phố Hòe Nhai đã trở thành điểm đến đầy tin tưởng của các thực khách sành ăn đất Kinh kỳ. Xuất hiện sớm nhất và nổi tiếng với món bún riêu ốc thập cẩm.



Ngoài sự đầy đặn và phong phú của các nguyên liệu thì nhiều khách hàng cho biết, bún ốc ở quán ngon vì có nước dùng được chế biến kỹ, xương ống được ninh nhừ, vớt bọt kỹ nên nước trong veo. Cùng với cà chua, chủ quán cũng cho thêm dấm bỗng ngon để làm nên nồi nước dùng có màu sắc rất hấp dẫn, đẹp mắt, có vị chua thanh dìu dịu rất dễ ăn. Dù có nhiều ý kiến phản ảnh rằng bún ốc bà Béo hiện nay không còn được như xưa thì quán vẫn thu hút rất đông thực khách, không chỉ người Hà Nội mà cả thực khách ở các tỉnh xa và cả người nước ngoài.

2. Bún ốc Thụy Khuê:

Nằm khiêm nhường tại con ngõ nhỏ 530 Thụy Khuê là một quán ốc thuộc dạng “vô danh” trong bản đồ ẩm thực Hà thành. Quán mở từ hàng chục năm nay nhưng chỉ mở từ Tết tới hết ngày mùng 10 nên khá xa lạ với số đông khách hàng. Tuy nhiên, với những người dân sống quanh khu vực này hoặc những người đã sinh sống ở Hà Nội lâu năm, đây lại là một điểm đến quen thuộc những ngày đầu năm.



Không cẩu thả và chộp giật như nhiều hàng ốc khác, dù chỉ bán có vài ngày thì mọi thứ đều được chế biến rất cẩn thận, sạch sẽ như bún ốc nhà làm, nước dùng được chế rất vừa miệng, và đậm đà, vừa có vị ngọt của xương hầm kỹ, vừa vẫn giữ được vị thanh mát vốn có của ốc, lại pha thêm chút chua chua, thơm thơm của cà chua giấm bỗng. Và quan trọng hơn, dù bán chỉ vào ngày Tết thì giá cho mỗi bát bún vẫn chỉ từ 15.000 – 20.000 đồng cho bún ốc không và 30.000 đồng ch o một bát bún ốc, bò, giò.

3. Bún ốc Tình quê - Cao Đạt:



Mở hàng sớm, giá và chất lượng giữ nguyên so với ngày thường là những điểm cộng đầu tiên cho hàng bún ở con phố nhỏ này. Đã từ lâu, hàng bún Tình quê là một địa chỉ quen thuộc đối với những ai mê bún ốc. Ngoài sự sạch sẽ trong khâu chế biến, sự tận tình trong cách phục vụ, thực khách tới quán còn ấn tượng bởi tô bún lớn với đầy đủ: đậu, giò, chuối, ốc, bò mà với nhiều người, nếu chỉ để ăn sáng thì với tô bún như vậy, có thể no xuyên tới tận chiều.

Tại quán có ba loại nước dùng cho thực khách tùy ý lựa chọn: nước riêu chua, nước riêu ngọt, nước riêu chua ngọt. Và giá cho mỗi bát bún chỉ là 35.000 đồng.

4. Bún ốc Khương Thượng:




Nói về ốc Hà Nội, không thể không nhắc tới làng ốc Khương Thượng. Từ hàng chục năm nay, nơi đây nổi tiếng với các món chế biến từ ốc như: chả ốc, nem ốc, chạo ốc, lẩu ốc hay bình dân nhất là bún ốc. Tới làng Khương Thượng (nay là phố Khương Thượng), thực khách có thể bị hoa mắt bởi số lượng của các hàng bún nơi đây. Bình dân vỉa hè với gánh hàng rong và vài chiếc ghế đơn sơ có, quán cóc lụp xụp trong chợ có, cả nhà hàng sạch sẽ mấy tầng lầu cũng có… Thế nhưng, có một địa chỉ nổi tiếng nhất bạn nên tham khảo là quán ốc bà Lương trong ngõ 191.

Bát bún ốc chuối đậu tại quán lúc nào cũng hấp dẫn thực khách bởi màu sắc rực rỡ, vẻ mỡ màng óng ả của cà chua chưng, từ con ốc thấm đều gia vị, chuối xanh với đậu được nấu bở nhuyễn và tơi ngon, cùng với nước dùng béo ngậy, chua chua cay cay hài hòa. Thêm chút rau chuối thái mỏng, ăn kèm húng Láng, tía tô, rau ngò. Thế là đầy đủ hương vị của bát bún ốc cổ truyền của người Hà Nội xưa. Bởi thế mà 50 năm qua, quán không khi nào ngơi khách. Bát bún nồng nàn không chỉ làm dịu cơn thèm mà còn mang lại sự thích thú khi được thưởng thức món ăn ngon.

5. Bún ốc phủ Tây Hồ:

Không còn độc đáo như xưa với chính thứ ốc mít, ốc nhồi đặc sản bắt từ hồ Tây, nhưng bún ốc Tây Hồ vẫn rất hút khách, đặc biệt là với những du khách đến thăm Phủ ngày đầu năm. Đến phủ vào thời gian này là một dãy các hàng quán chuyên kinh doanh mặt hàng bún ốc, bánh tôm. Thực khách đi qua con phố này không chỉ bị choáng ngợp bởi màu sắc, hương vị thơm ngon, hấp dẫn tỏa ra từ những nồi nước dùng công nghiệp cỡ lớn, những chồng bánh tôm vàng ruộm bắt mắt mà còn bị choáng ngợp bởi lượng khách khổng lồ tại đây.


Vẫn là bát bún riêu ốc thập cẩm với đầy đủ bò, giò, ốc theo yêu cầu của thực khách, vẫn là hương vị chua chua, cay cay, thanh thanh của bún ốc thường thấy, thế nhưng “Hỏi giá trước và mặc cả trước khi ăn bún” vẫn một lời khuyên chưa bao giờ “lỗi thời” đối với thực khách tới đây nếu bạn không muốn có một chuyến du xuân đầu năm méo xệch vì bị “chặt chém”.
Khi bạn đã có một lịch bay Hồ Chí Minh Hà Nội thì hãy đến và thưởng thức một trong số các quán đã được liệt kê trên nhé!.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Những hồ nước nổi tiếng Đăk Lăk

Hồ Xuân Hương thơ mộng; hồ Lắk yên bình hay hồ T'nưng huyền thoại... là những địa danh du lịch nổi tiếng ở Tây Nguyên, rất hấp dẫn đối với du khách. Cùng nhanh tay đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột để lên và ngắm những hồ nước đẹp ở nơi đây.

Hồ T'nưng Pleiku

Còn có tên gọi khác là Biển Hồ, hồ T'nưng cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7 km về hướng Bắc, dọc theo quốc lộ 14. Nằm ở độ cao khoảng 1.000 m so với mực nước biển, với diện tích mặt nước khoảng 250 ha, lòng hồ có độ sâu trung bình lên đến 40 m, Biển Hồ được xem như là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất Tây Nguyên. Theo nhiều tài liệu, tiền thân của Biển Hồ là dấu tích của một miệng núi lửa đã ngưng hoạt động cách đây hàng trăm triệu năm.


Nhìn từ trên cao, Biển Hồ như một viên pha lê trong suốt, rực rỡ trong cái nắng của đại ngàn Tây Nguyên. Đường xuống hồ uốn lượn giữa những hàng thông xanh mướt, những thảm hoa dã quỳ vàng rực càng làm tăng thêm sự quyến rũ cho địa danh này. Đến đây, du khách có thể chèo thuyền độc mộc để thỏa sức ngắm vẻ đẹp nên thơ của hồ.

Hồ Xuân Hương Đà Lạt

Nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt, hồ Xuân Hương được đặt theo tên của của nữ sĩ tài hoa, người được mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm". Nhìn từ xa, hồ Xuân Hương có dáng hình trăng lưỡi liềm, mặt hồ phẳng lặng, trong vắt tựa chiếc gương soi. Ven hồ là những thảm cỏ xanh mướt, điểm xuyết trên đó là những cây thông to lớn, hàng cây anh đào hay hàng liễu đu mình trong gió... tạo nên khung cảnh nên thơ, làm điểm hẹn cho những đôi tình nhân.


Được ví như viên ngọc bích đẹp dịu dàng trong làn sương lãng đãng buổi sáng tinh mơ, hồ Xuân Hương hiện lên thấp thoáng, đẹp như một bức tranh thủy mặc. Đến đây, du khách có thể đạp vịt, chèo xuồng cao xu hay đi thuyền máy để có thể ngắm hết vẻ đẹp của hồ. Khi chiều tà hay đêm xuống, du khách có thể tản bộ hay ngồi vắt vẻo trên những chiếc xe ngựa dạo quanh hồ để tận hưởng cái cảm giác se lạnh của khí trời Đà Lạt. Không gắn liền với những huyền thoại như các địa danh khác nhưng với vẻ đẹp nên thơ, hồ Xuân Hương vẫn là địa điểm tham quan mà du khách khó có thể bỏ qua khi đến Đà Lạt.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Về Buôn Mê đi chợ tết

Trong ngày Tết, bữa cơm gia đình của người Việt thường rất được chú trọng, trong đó những món ăn như “thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh” đã trở thành truyền thống. Cho nên các mặt hàng lá dong, lạt tre, thịt mỡ, dưa hành... luôn là sự lựa chọn hàng đầu của mọi gia đình trong phiên chợ Tết. Cùng đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột để nhanh chân tới nơi đây và thưởng thức chợ tết thân quen và ấn tượng.

Cũng như ở các địa phương khác trên cả nước, phiên chợ Tết ở các tỉnh Tây Nguyên cũng hội đủ các mặt hàng đặc trưng phục vụ cho dịp Tết. Người dân xứ này đi chợ ngày Tết cũng chỉ hỏi mua những mặt hàng như lá dong, lạt tre buộc, bánh tét, dưa hành, thịt mỡ…

Cùng ngắm cảnh chợ tết ở Buôn Mê Thuột


Lạt tre gói bánh chưng được bán tại chợ Trung tâm TP Buôn Ma Thuột.







Lá chuối và lá dong phục vụ cho việc gói bánh chưng, bánh tét.


Cau trầu cũng là thứ không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt, bởi người Việt ta có câu: "Miếng trầu là đầu câu chuyện".


Cát trắng thay bát hương khi kết thúc năm cũ chuyển qua năm mới.

Dưa món, dưa hành... một trong những mặt hàng đắt nhất trong phiên chợ Tết vì đặc trưng vào ngày tết là nhà nào cũng phải có đĩa dưa món.


Bánh chưng, bánh tét được bày bán tại chợ Đê, phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột ngày 29 Tết.


Một người đàn ông bày bán bánh tét trong phiên chợ cuối năm ở thành phố Buôn Ma Thuột.

Những vùng đất nổi tiếng vào mùa mưa

Thời tiết mưa nhiều giống như 'kẻ thù' của các điểm du lịch, nhưng ở một số nơi mưa lại trở thành phần không thể thiếu trong tâm trí du khách ghé thăm với những trải nghiệm khó quên như Huế, Đà Lạt hay Buôn Ma Thuột. Cùng nhanh tay đặt vé máy bay JetStar Vinh đi Buôn Ma Thuột giá rẻ để đến Buôn Ma Thuột và Đà Lạt nhanh nhất hay đặt Vé máy bay đi Huế để thưởng thức hương vị mưa của nơi đây.

Huế
Cố đô Huế bên dòng sông Hương nổi tiếng với nét đẹp mơ màng, trầm buồn đã đi vào bài thân quen “Mưa trên phố Huế”. Vùng đất nằm ở phía đông dãy Trường Sơn này là địa phương có lượng mưa trong năm cao nhất, số ngày mưa kéo dài nhất và độ ẩm cao nhất cả nước. Tuy nhiên mùa mưa cũng là mùa cao điểm du lịch ở Huế bởi ai cũng muốn thưởng thức trọn vẹn nét riêng này.


Huế với vẻ đẹp trầm buồn khi mưa. 

Mưa trở thành đặc điểm dễ nhận dạng và góp phần hình thành nên nhiều giá trị văn hóa cốt lõi ở Huế, từ ẩm thực đến âm nhạc, hội họa và cả phong cách sống thâm trầm, tinh tế của người địa phương. Vì vậy, hãy thuê một chiếc xích lô để rong ruổi trên những con đường mưa rơi ướt lá, hay ngồi tựa thuyền rồng khi chiều xuống trên dòng sông Hương thơ mộng để cảm nhận thời gian trôi theo cách của riêng mình.

Hội An

Ai đến Hội An chắc cũng được một lần nghe kể câu chuyện về một mùa nước nổi của người dân nơi đây. Đó là khoảng thời gian từ tháng 10 - 11 hàng năm khi Hội An được ví như thành phố Venice của Ý, với những con phố ngập nước lung linh dưới ánh đèn lồng. Mùa nước nổi, bầu trời Hội An không nắng rực rỡ như những ngày hè mà chỉ đượm một màu ghi sáng. Thời tiết không lạnh như ở Đà Lạt, Sapa nhưng cũng đủ để khoác thêm một chiếc áo mỏng.


Nhiều du khác thích thú đến với Hội An mùa nước nổi.

Đến với Hội An vào thời gian này, ngoài việc tận hưởng và chiêm ngắm không gian êm đềm thân thuộc đặc thù của phố xưa, du khách có cơ hội khám phá quang cảnh mới lạ với những cảm giác chưa hề trải qua khi chứng kiến toàn thành phố ngập trong nước lũ. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi được đi thuyền, chèo đò, chụp ảnh quay phim, kể cả lội nước, dầm mình trong mưa như thời con bé.

Đà Lạt
Dù mùa mưa hay mùa khô, hiếm có lữ khách nào tránh được những cơn mưa vội ở Đà Lạt. Được biết đến như một điểm tránh nóng tuyệt vời, mùa mưa Đà Lạt lại trùng với mùa cao điểm du lịch. Tuy nhiên, đi Đà Lạt mùa mưa có cái thú riêng bởi khí hậu mát mẻ, dễ chịu, không lạnh nhưng đủ khiến bạn phải co ro mỗi khi đêm xuống.

Mưa Đà Lạt thường bất chợt mang mùi thơm đặc trưng của thông xanh và nồng nàn của đất đỏ bazan. Vì vậy đừng bỏ lỡ khoảnh khắc ngồi nhâm nhi ly cà phê nóng hổi chậm rãi ngắm thành phố qua những giọt mưa bay. Trong cơn mưa chợt đến chợt đi, hãy dạo chơi một vòng hồ Xuân Hương trên những chiếc xe ngựa đỗ dọc bên hồ. Để rồi cơn mưa qua, bạn lại tiếp tục lên đường với những điểm đến thân quen như hồ Than Thở, thung lũng Tình Yêu, thác Datanla… để ngắm Đà Lạt hoa và bát ngát thông xanh.

Buôn Ma Thuột
Bất cứ thời gian nào trong năm, Buôn Ma Thuột cũng hấp dẫn du khách, kể cả mùa mưa. Nếu mùa khô Buôn Mê Thuột đổi màu áo với những rừng cao su đổ lá, thì mùa mưa đến, thành phố cao nguyên này lại chuyển mình mạnh mẽ với tiếng gầm thét của dòn sông Serepôk huyền thoại.


Hồ Lắk đẹp hơn vào mùa mưa.

Cũng như các thành phố cao nguyên khác, khí hậu ở đây chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa thường kéo theo những cơn mưa “thối đất, thối cát” nhưng bạn có thể yên tâm bởi Tây nguyên mùa mưa cũng là lúc người ta tìm đến. Đến để khám phá, để trải nghiệm hoặc đơn giản để thưởng thức hương vị cà phê đúng chất trong cái se lạnh của những ngày mưa.

Không chỉ có vậy, mùa mưa còn là thời điểm thích hợp để bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ và huyền ảo của các cụm thác như Đray Sap, Đray Nur. Cũng vào mùa này, hàng trăm con suối, ngọn thác đổ nước về hồ Lắk – một trong những địa danh nổi tiếng của Buôn Ma Thuột, làm cho mặt hồ rộng thêm, sóng cồn lên như biển.
Hãy cùng nhanh tay đặt vé máy bay JetStar Vinh đi Buôn Ma Thuột giá rẻ để được đến với nơi đây vào mùa mưa để được thưởng thức những món ăn ngon và ngắm mưa.