Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Rộn ràng ăn tết Nguyên Đán cùng dân tộc Êđê

Trước đây người Êđê ở Đắk Lắk không đón Tết với nghĩa là chào đón một năm mới đến. Theo phong tục, người Êđê ăn Tết vào thời điểm giao thoa giữa hai mùa mưa và khô. Đây là lúc để cúng tế tạ ơn thần linh đã cho mùa màng bội thu và cầu cho vụ mùa mới mưa thuận gió hòa, lúa thóc đầy kho. Hãy nhanh tay đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột để được lên với đồng bào Êđê và thưởng thức ngày tết ấm cúng nơi đây.

Những ngày trước Tết, thanh niên lên rẫy lấy lá chuối, dây lạc; phụ nữ ở nhà chuẩn bị nếp, nhân đậu xanh, thịt mỡ để gói bánh Tét. Cả gia đình quây quần gói và nấu bánh bên bếp lửa. Bánh Tét, dưa món củ kiệu cũng là món ăn đặc trưng trong những ngày Tết của đồng bào bên cạnh ché rượu cần. Bánh mứt được chuẩn bị để tiếp khách trong những ngày Tết.

Đồng bào chuẩn bị đi mua sắm Tết 
Nhà cửa, vườn tược được mọi người trong gia đình cùng nhau tân trang, dọn dẹp sạch sẽ. Mỗi gia đình đều mua hoa Tết để trang trí cho nhà cửa thêm sắc xuân. Trẻ con theo mẹ xuống chợ để được sắm những bộ đồ mới.

Rộn ràng đón tết

“Từ khi có Tết bà con có dịp để nghỉ ngơi, mọi người trong gia đình,dòng tộc, buôn làng thì gắn kết nhau hơn qua những lời chúc, tâm tình năm mới”, ông Y-Cal Êban, buôn Ea Kmat, huyện K’rong Păk, Đăk Lăk chia sẻ.

Sau Tết Nguyên Đán, vào khoảng đầu tháng 3 dương lịch, đồng bào Êđê lại chuẩn bị lễ hội truyền thống của mình được gọi là Lễ cúng bến nước. Lễ cúng bến nước được bắt đầu bằng việc cúng tổ tiên, sau một hồi chiêng dài là lễ cúng Yàng (Trời) cầu mưa. Khi lễ cúng Yàng kết thúc, các cô gái trong trang phục truyền thống, lưng đeo gùi cùng mọi người theo chân thầy cúng về bến nước đầu buôn.

Với hai mùa Tết Nguyên Đán và mùa lễ hội truyền thống trong phong tục tập quán lâu đời, đồng bào Êđê đều rất phấn khởi chuẩn bị, điều này đã góp phần làm nên nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét